Page 313 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 313
đậm dấu ấn cá nhân và trí tuệ. Đến khi tờ báo cách mạng Le Paria được sáng lập,
tính chiến đấu trong các “luận chiến”, “bút chiến” của Người đã được nâng lên
một tầm cao mới.
Với hơn 40 bài viết và một số tranh biếm họa đăng trên báo Le Paria,
Nguyễn Ái Quốc đã tập trung vào một đề tài nhất định: vạch trần tội ác của chủ
nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh các dân tộc thuộc địa, tổ chức họ, liên minh
với giai cấp vô sản chính quốc, hướng về Lênin và nước Nga Xô viết, đấu tranh
xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành độc lập, giải phóng dân tộc và giải
phóng xã hội. 3/4 số bài báo của Người viết về Đông Dương và Việt Nam, bởi
tại đất Pháp, Người có điều kiện tập hợp nhiều tư liệu phong phú và hiểu rõ về
tình cảnh đời sống chính trị-xã hội thông qua cuộc sống của chính mình và đồng
bào Việt trên đất Pháp, đồng thời cũng bởi Người muốn gửi gắm tình cảm sâu
nặng với Tổ quốc đã sinh ra và nuôi Người khôn lớn.
Về các thể loại bài viết, Nguyễn Ái Quốc sử dụng kết hợp rất linh hoạt lời
kêu gọi với xã luận, bình luận, tiểu phẩm chính trị, dịch thuật và sáng tác, văn
học và nghệ thuật để phát huy tác dụng chiến đấu tấn công vào kẻ thù là chủ
nghĩa thực dân nói chung, đặc biệt là thực dân Pháp.
Ngay từ nhan đề bài báo Thù ghét chủng tộc, đăng trên báo Le Paria số 4,
ngày 01/7/1922, Nguyễn Ái Quốc đã phần nào thể hiện sự đối lập gay gắt
giữa thực dân và các dân tộc bị áp bức. Bài báo nhắc lại vụ tàn sát hết sức
man rợ của tên Công sứ Darles đối với cuộc nổi dậy của binh sĩ yêu nước ở
Thái Nguyên tháng 9/1917; Một tên Pháp vô danh, tiểu tốt nào cũng có thể
đánh đập, bắn chết người Việt Nam chỉ vì “tò mò và cả gan nhìn ngôi nhà của
1
người Âu trong mấy giây đồng hồ” , chúng đánh người dân đen, đánh cả
người có chức quyền làm tay sai cho chúng như một người lý trưởng Bắc kỳ,
đấm vỡ sọ người lái xe phục vụ cho chủ Pháp; Một nhà truyền giáo Pháp
cũng phơi bày bản chất bên trong bộ áo linh mục nhân từ qua việc tra tấn cho
đến chết một học sinh bản địa bị nghi ăn cắp của “cha” 1000 đồng. Tác giả đã
cho thấy không có sự khác nhau về hành vi hung bạo giữa một tên thực dân
công khai và một tên thực dân giấu mặt. Hay như trong bài Khai hóa giết
người, đăng trên báo Le Paria số 5, ngày 01/8/1922, với tư liệu và chứng cứ
xác thực, Nguyễn Ái Quốc đã tường thuật lại vụ giết người mà thủ phạm là
những kẻ đi “khai hóa” chúng ta, nhưng vẫn không bị trừng phạt. Một người
Việt Nam gác cầu bị đẩy vào đống than hồng vì đã đóng cầu khi có xe lửa,
ngăn thuyền máy của một viên chức Pháp đi qua, “Người Việt Nam gác cầu
ấy bị bỏng một cách rùng rợn được chở đến nhà thương, và sau sáu hôm cực
kì đau đớn anh đã mất tại nhà thương… tính mệnh của một người Việt Nam
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 103.
311