Page 331 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 331
Phong trào công nhân và chủ nghĩa xã hội ở Pháp đã đưa Người đến với hoạt
động báo chí. Trong hai năm 1919 - 1920, Nguyễn Ái Quốc đã viết 5 bài báo.
Bài đầu tiên là “Vấn đề bản xứ” đăng trên báo L' Humanité (Nhân đạo), ngày
02/8/1919.
Những tư liệu nêu trên chỉ mới là các khảo cứu mang tính chất sơ lược,
chưa thực sự làm rõ và kể ra chi tiết nghề nghiệp mà Nguyễn Tất Thành - Hồ
Chí Minh phải làm trong suốt 30 năm ra đi tìm đường cứu nước. Tuy nhiên,
tựu chung lại, dù là công việc chân tay hay “bàn giấy”, dù nặng nhọc về thể
chất hay trí tuệ thì chàng thanh niên yêu nước vẫn luôn làm việc với lòng nhiệt
thành, tâm huyết. Học nghề, làm nghề còn chứa đựng mục đích cao cả hơn, đó
là giúp cho Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh thâm nhập sâu, hiểu rõ cuộc
sống của nhân dân lao động trên khắp thế giới, để từ đó tìm ra con đường giải
phóng cho quê hương.
“Tự học” kiến thức về các vấn đề chính trị
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đến Pháp, Mỹ,
Anh… Tại những nơi này, Hồ Chí Minh có cơ hội tiếp cận với nhiều học thuyết
khác nhau, trong đó có những lý luận chủ nghĩa về giải phóng dân tộc. Để tìm ra
con đường cứu nước, Người đã tự học, tự nghiên cứu một số cuộc cách mạng tư
sản tiêu biểu nhất thời cận đại, những cuộc cách mạng đã đưa các nước này từ
phong kiến lạc hậu trở thành đế quốc thực dân hùng mạnh. Người nhận thấy
trong Bản tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng tư sản Pháp
những giá trị chân chính, những nhân tố tích cực tiến bộ của cách mạng dân chủ
tư sản: tư tưởng tự do bình đẳng bác ái, giải phóng con người khỏi sự thống trị
của quan hệ sản xuất phong kiến; Tuyên ngôn độc lập của Mỹ cho Người biết
được quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
của con người; cách mạng Tân Hợi là tư tưởng Tam dân… Nhưng những cuộc
cách mạng này không triệt để, ở đó vẫn tồn tại chế độ người bóc lột người, đại
bộ phận người dân lao động không có cuộc sống tự do, bình đẳng, ấm no, hạnh
phúc. Bản chất của chế độ đó là: “…trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì
nó áp bức thuộc địa”. Tại các nước Pháp, Mỹ, Anh… được coi là những nước
dân chủ bậc nhất, nhưng đằng sau những ngôn từ tự do, bình đẳng, bác ái là sự
phản bội, lừa bịp nhân dân của chính quyền tư sản, là nỗi đau khổ tột cùng của
người dân lao động bị áp bức, bóc lột. Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã có
tác động mạnh mẽ đến Nguyễn Tất Thành. Người đã đi đến kết luận cơ bản: Lần
đầu tiên trong lịch sử thế giới, ở nước Nga, những người lao động đã nắm được
chính quyền. Chính quyền thực dân Pháp cố tình bưng bít thông tin về cuộc cách
mạng này, nhưng Người vẫn kiên trì tìm mọi cách để biết về cuộc Cách mạng
329