Page 330 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 330

có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào
                      Nha,  Angiêri,  Tuynidi,  Cônggô,  Đahômây,  Xênêgan,  Rêuyniông…  Đến  đâu,
                      Người cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động dưới sự áp bức bóc lột dã

                      man, vô nhân đạo của bọn thống trị.
                            Khoảng  đầu  năm  1913,  Nguyễn  Tất  Thành  theo  tàu  rời  Mỹ  trở  về  Lơ
                      Havơrơ, sau đó sang Anh. Đến nước Anh, để kiếm tiền sinh sống, Người nhận
                      cào tuyết cho một trường học, rồi làm thợ đốt lò. Có thể nhận thấy rằng, Nguyễn
                      Tất Thành đã rất nghị lực và dũng cảm để nhận những công việc này. Người
                      châu Á nói riêng và người Việt Nam nói chung có thể trạng thấp bé, lại sống ở
                      khí hậu nhiệt đới nên khả năng chịu lạnh kém hơn người châu Âu. Cào tuyết, đốt
                      lò vốn là những nghề nghiệp đòi hỏi sức khỏe thật tráng kiệt mới có thể làm
                      hằng ngày.
                            Tuy nhiên, công việc quá nặng nhọc, cộng thêm không có đủ áo ấm và điều
                      kiện sống tốt nên Nguyễn Tất Thành đã bị cảm. Cuối năm 1913, sau hai tuần
                      nghỉ việc vì bị cảm, Người tiếp tục làm thuê tại khách sạn Đraytơn Cơớc ở đại

                      lộ Đraytơn, khu Oét Ilinh, phía tây Luân Đôn. Một thời gian sau, Nguyễn Tất
                      Thành lại chuyển sang làm phụ bếp ở khách sạn Cáclơtơn (Carlton), phố Hây
                      Makét, một khách sạn sang nổi tiếng ở Luân Đôn. Nguyễn Tất Thành làm việc
                      dưới sự điều khiển của vua bếp Étcốpphie (Escophier), một người Pháp có tư
                      tưởng tiến bộ. Người được giao nhiệm vụ thu dọn và rửa bát, đĩa, nồi, chảo,...
                            Giữa lúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ác liệt, tình hình Đông
                      Dương  đang  có  những  biến  động,  vào  khoảng  cuối  năm  1917,  Nguyễn  Tất
                      Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào
                      Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Trong thời gian ở Pháp, cuộc sống của
                      Nguyễn Tất Thành đặc biệt khó khăn hơn khi ở Người vừa phải làm chính trị,

                      vừa phải kiếm sống một cách chật vật, khi thì làm thuê cho một hiệu ảnh, khi thì
                      vẽ thuê cho một xưởng đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa, nhưng Người vẫn kiên trì,
                      hăng say học tập và hoạt động.
                            Để kiếm sống, Nguyễn Tất Thành phải tự học các nghề lao động chân tay.
                      Còn để làm chính trị, Người cũng có một hành trình để học hỏi những nghề khác,
                      trong đó điển hình là việc viết sách, báo, tạp chí. Ngòi bút chiến trong các bản
                      yêu sách ghi tên Nguyễn Ái Quốc khi đó không có tiếng vang như mong muốn
                      đối với dư luận Pháp, nhưng lại tác động mạnh mẽ đến người Việt Nam trong
                      nước và nước ngoài. Nguyễn Ái Quốc còn tự tay viết Yêu sách bằng hai thứ
                      tiếng: một bản bằng chữ quốc ngữ theo thể văn vần, nhan đề Việt Nam yêu cầu
                      ca và một bản chữ Hán nhan đề An Nam nhân dân thỉnh nguyện thư. Người đến
                      Nhà in Sácpăngchiê, số 70 phố Gôbơlanh, bỏ tiền túi của mình thuê in 6.000 bản

                      Yêu sách của nhân dân An Nam để phân phát trong các cuộc hội họp, mít tinh,
                      phát đi nhiều nơi và bí mật gửi về Việt Nam. Từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh,
                      Nguyễn Ái Quốc thấy cần phải học viết báo để tố cáo tội ác của thực dân Pháp.


                                                               328
   325   326   327   328   329   330   331   332   333   334   335