Page 328 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 328

năm châu, bốn bể để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực
                      dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.


                            2. Tinh thần  “tự  học” của  Nguyễn  Tất  Thành  -  Hồ  Chí Minh  trong
                      hành trình tìm đường cứu nước

                            “Tự học” ngoại ngữ
                            Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, là “cái vỏ” của
                      tư duy, là phương thức biểu đạt, mong muốn cho người khác hiểu được những
                      suy nghĩ, nhu  cầu của bản thân thông qua lời nói.  Giữa các dân tộc cũng có
                      những ngôn ngữ khác nhau. Học ngoại ngữ ngày nay là một trong những yếu tố
                      thúc đẩy xu thế giao lưu, hội nhập của thế giới hiện đại.
                            Thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã được cha cho theo học chữ Nho của các
                      thầy đồ trong làng. Lớn lên, Nguyễn Tất Thành có cơ hội được tiếp cận với tiếng
                      Pháp trong quá trình theo học tại Trường Quốc học Huế. Có thể thấy, khi bắt
                      đầu ra đi tìm đường cứu nước, hành trang ngôn ngữ của Hồ Chí Minh là tiếng
                      Việt và tiếng Pháp. Trong quá trình thực tiễn, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều
                      nơi trên thế giới và Người đã biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức,

                      Nga. Qua những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các
                      phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta được biết Người còn sử dụng
                      thông thạo nhiều ngoại ngữ khác, như tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây
                      Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam,…
                            Thời  gian  ở  nước  Anh,  Người  xin  vào  làm  phụ  bếp  trong  Khách  sạn
                      Đraytơn Cơớc. Theo một số nghiên cứu ghi lại, vào thời điểm này, phương tiện
                      học tiếng Anh của Nguyễn Tất Thành là vài quyển sách và một cây bút chì.
                      Sớm chiều, Người đến ngồi ở Vườn hoa Hayđơ (Hyde Park) nơi có nhiều cây
                      to, cột đèn cổ xưa để học. Vườn hoa Hayđơ là nơi mít tinh thị uy của nhân dân
                      lao động ở Luân Đôn. Trước kia, V.I.Lênin và Cơrúpxkaia cũng đã học tiếng
                                             1
                      Anh ở vườn hoa này . Khi Nguyễn Tất Thành bí mật đến nước Nga là bắt đầu
                      học tiếng Nga ngay. Chỉ hai ngày sau đã có thể nói được một số từ Nga với
                      người bạn Pháp là Pôn do đồng chí Casanh, lãnh tụ Đảng Cộng sản Pháp đang
                      ở Liên Xô, cử đến gặp. Sau này, ta biết Bác cũng chỉ ở Nga thời gian không
                      nhiều nhưng đã làm được việc phiên dịch. Thời gian ở Trung Quốc, Người đã
                      tìm đến làm phiên dịch cho ông Bôrôđin. Bác đã học tiếng Trung Quốc khi
                      hoạt động ở Quảng Châu.
                            Khi hoạt động bí mật ở Xiêm (Thái Lan), để gây thiện cảm với nhân dân
                      địa phương, dễ bề hoạt động cho cách mạng Việt Nam, Người đã trao đổi với
                      các cán bộ cùng đi là cần phải học tiếng Thái Lan càng sớm càng tốt. Ai cũng


                      __________
                            1. Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng (Ban Tuyên giáo Trung ương), 117 Chuyện kể về tấm
                      gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.


                                                               326
   323   324   325   326   327   328   329   330   331   332   333