Page 329 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 329

hoan nghênh và sốt sắng thực hiện chủ trương đó. Có người hăng hái đề ra mỗi
                      ngày phải học 50 từ mới, người này thì 40 từ, người kia thì 30 từ,... Người cười
                      và căn dặn: “Tùy các chú, nhưng phải đều đặn và liên tục thì mới có kết quả”.

                      Với Hồ Chí Minh, mỗi ngày chỉ học 20 từ Thái Lan. Ngày nào bận công tác
                      đoàn thể thì hôm sau Người quyết học bù cho đủ. Âm thầm, lặng lẽ, kiên trì, đều
                      đặn và liên tục, nên sau 3 tháng kết quả thật khả quan: Người đã đọc thông, viết
                      thạo tiếng Thái Lan. Do đó, mọi người Thái Lan ở địa phương đều quý mến cán
                      bộ “Thầu Chín” (bí danh của Hồ Chí Minh khi hoạt động bí mật bên Thái Lan),
                                                                                 1
                      vì Người đã gần gũi họ, tiếp xúc với họ bằng tiếng Thái .
                            Việc học ngoại ngữ của Hồ Chí Minh có thể ví von giống như việc con
                      người cần phải ăn, mặc, ở vậy. Ngoại ngữ là yêu cầu tiên quyết và tối thiểu để
                      Nguyễn Tất Thành có thể tồn tại và giao lưu với người dân ở các quốc gia trên
                      thế giới. Ngoại ngữ cũng là phương tiện để từ đó Người tìm hiểu và nhận ra
                      được con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Việc học ngoại ngữ cũng
                      thể hiện trí thông minh, sự cần cù và tinh thần cầu thị, ham học hỏi của chàng

                      thanh niên An Nam ra đi tìm đường cứu nước.
                                            2
                            “Tự học” nghề
                             Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba, xin làm việc trên
                      tàu  Đô  đốc  Latusơ  Tơrêvin  (Amiral  Latouche  Tréville),  một  tàu lớn vừa chở
                      hàng  vừa  chở  khách  của  hãng  Năm  Sao  đang  chuẩn  bị  rời  cảng  Sài  Gòn  đi
                      Mácxây  (Marseille),  Pháp.  Ngày  05/6/1911,  trên  con  tàu  Đô  đốc  Latútsơ
                      Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí
                      Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Để sinh tồn
                      nơi đất khách quê người, trong hành trang không có nhiều tài sản, lúc ấy không
                      còn cách nào khác Người phải tự học các nghề.

                            Nghề đầu tiên Nguyễn Tất Thành thực hiện đó là công việc phụ bếp trên
                      tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin - một công việc vừa sức, cũng là cơ hội giúp Người
                      có thể đi đến nhiều nơi trên thế giới, hòa mình vào cuộc sống của người dân lao
                      động,  hiểu  được  nỗi  thấu  khổ  của  tầng  lớp  công  nhân.  Tàu  Đô  đốc  Latútsơ
                      Tơrêvin là một con tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách với hải trình trong thời
                      gian dài, quãng đường di chuyển xa trên biển. Do đó, công việc trên tàu không
                      hề đơn thuần chỉ mang tính thời vụ mà còn là nghề kiếm sống của người lao
                      động. Làm phụ bếp trên một chiếc tàu lớn 5 sao như vậy chắc hẳn Nguyễn Tất
                      Thành đã phải học hỏi và nỗ lực rất nhiều.
                            Không dừng lại ở Pháp, năm 1912, Nguyễn Tất Thành tiếp tục tự học và
                      làm thuê cho một chiếc tàu của hãng Sácgiơ Rêuyni đi vòng quanh châu Phi, đã
                      __________
                            1. Phạm Văn Vĩnh, Bác Hồ học ngoại ngữ, Hà Nội mới cuối tuần số đặc biệt Kỷ niệm 110 năm
                      Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2000).
                            2. Nội dung này được viết dựa theo bài nghiên cứu: Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước, đăng
                      trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, theo website dangcongsan.vn.


                                                               327
   324   325   326   327   328   329   330   331   332   333   334