Page 327 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 327

cách, trong đó có tinh thần tự học của Người. Lớn lên trong sự giáo dục của
                      một  gia đình  Nho  học, lại  sống tại  vùng  quê giàu  truyền  thống văn hóa,  bà

                      Hoàng Thị Loan là người phụ nữ nhân hậu, hết lòng vì chồng, vì con. Bà đã
                      dành nhiều tâm sức, tình yêu thương để truyền dạy cho các con những hiểu biết
                      ban đầu về cuộc sống, về tình yêu lao động, biết làm những việc phù hợp với
                      sức lực và lứa tuổi một cách say mê, chịu khó, sáng tạo. Khi ông Nguyễn Sinh
                      Sắc lên Huế tu học, bà Hoàng Thị Loan đã gửi con gái đầu lòng Nguyễn Thị
                      Thanh mới 11 tuổi ở lại quê nhà, rồi đưa hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm (7
                      tuổi) và Nguyễn Sinh Cung (5 tuổi) gồng gánh theo chồng vào Huế hỗ trợ cho
                      chồng. Hình ảnh người vợ chân đi dép mo cau, vai quẩy đôi gánh, một bên là
                      con nhỏ, một bên là cả gia tài mang theo, vượt qua chặng đường dài vào Huế
                      giữa những cơn mưa rào, giữa những ngày nắng gắt không bao giờ phai mờ

                      trong tâm trí của Nguyễn Sinh Sắc. Khi ở Huế, bà tảo tần làm nhiều nghề khác
                                             1
                      nhau để nuôi gia đình .
                            Hoàn cảnh gia đình và tính tự lập từ nhỏ
                            Thuở thiếu thời, Nguyễn Sinh Cung phải trải qua những ký ức buồn khi
                      bà Hoàng Thị Loan ốm rồi qua đời ở Huế. Khi đó ông Nguyễn Sinh Sắc đang

                      tham gia tổ chức kỳ thi Hương khoa Canh Tý tại Thanh Hóa. Mới mười tuổi
                      đầu, Nguyễn Sinh Cung chít vành khăn tang trắng một mình lo tang cho mẹ
                      và bế em Nguyễn Sinh Xin đón Tết trong cảnh đại bất hạnh: mất mẹ, vắng
                      cha, vắng chị, vắng anh. Đó là những ngày tháng vô cùng đau buồn mà không
                      bao  giờ  Nguyễn  Sinh  Cung  có  thể  quên  được. Nhưng  cũng  từ  chính  hoàn
                      cảnh khốn cùng như vậy đã tôi luyện nên một Nguyễn Tất Thành rắn rỏi, kiên
                      cường, không ngại khó, ngại khổ để vượt lên hoàn cảnh bằng những nỗ lực
                      của tinh thần tự học, tự trưởng thành.

                            Vào thời điểm trước khi ra đi tìm đường cứu nước, trả lời người bạn về
                      việc lấy tiền đâu để đi, Nguyễn Tất Thành đã giơ hai bàn tay và nói: “- Đây,
                      tiền đây. - Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để
                      đi”. Tuy lúc đầu anh Lê đồng ý nhưng sau đó không đủ can đảm để giữ lời
                      hứa. Mặc  dù  còn lại  một  mình, cũng sợ những lúc ốm  đau, bệnh tật, nguy
                      hiểm nơi đất khách quê người có thể xảy  ra nhưng Nguyễn Tất Thành vẫn
                      quyết định ra đi tìm đường cứu nước.

                            Có thể nói, bản tính can trường của người dân xứ Nghệ, lòng quyết tâm với
                      lý tưởng yêu nước cao đẹp được truyền thụ từ cha, nhân cách tự lập, tinh thần
                      lao động cần mẫn từ mẹ và trái tim sôi nổi, nhiệt huyết của tuổi trẻ đã thôi thúc
                      bước chân người thanh niên yêu nước. Cũng từ đây, Nguyễn Tất Thành bước
                      vào chặng đường mới vừa làm, vừa học với nhiều nghề khác nhau và đi khắp


                      __________
                            1. Người mẹ vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo website phunuvietnam.vn.


                                                               325
   322   323   324   325   326   327   328   329   330   331   332