Page 337 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 337

HỘI LIÊN HIỆP THUỘC ĐỊA TRONG HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG

                                         CỨU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH



                                                            TS. PHẠM THỊ THANH MAI
                                                        Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh


                            Ngày 5/6/1911, từ bến cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc-
                      Hồ  Chí  Minh bắt  đầu hành  trình  rời  Tổ quốc  tìm  đường  cứu  nước.  Trải qua

                      những năm bôn ba sống, lao động, thâm nhập thực tế ở nhiều nước trên thế giới,
                      Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc.
                      Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào
                                                            1
                      khác con đường cách mạng vô sản” .
                             Thực hiện mục tiêu đó, ngay từ rất sớm, Nguyễn Ái Quốc đã nhận rõ sự

                      cần thiết phải tiến hành đồng thời công tác tuyên truyền và xây dựng tổ chức
                      cách mạng. Bên cạnh việc thường xuyên viết bài cho các báo, tạp chí lên án chủ
                      nghĩa thực dân, thức tỉnh nhân dân các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc còn
                      tham gia sáng lập, tích cực hoạt động trong các tổ chức chính trị, nhằm tạo nên
                      sự đoàn kết giữa các dân tộc thuộc địa cũng như mối quan hệ đoàn kết giữa các
                      dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản ở chính quốc. Trong những năm tháng tìm
                      đường cứu nước, Người đã tham gia sáng lập nhiều tổ chức chính trị như: Đảng

                      Cộng  sản  Pháp  (1920),  Hội  Liên  hiệp  thuộc  địa  (1921),  Hội  Việt  Nam  Cách
                      mạng  Thanh  niên  (1925),  Hội  Liên  hiệp  các  dân  tộc  bị  áp  bức  ở  Á  Đông
                      (1925),... Các tổ chức này đã có vai trò quan trọng, gắn cách mạng Việt Nam với
                      phong trào cách mạng thế giới, đưa chủ nghĩa Mác-Lênin đến các nước thuộc
                      địa trong đó có Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra

                      đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua các tổ chức đó, con đường cứu
                      nước và cách thức để thực hiện con đường ấy cũng dần được sáng rõ, là hành
                      trang quan trọng đối với Nguyễn Ái Quốc, khi Người trở về Tổ quốc trực tiếp
                      lãnh đạo cách mạng Việt Nam năm 1941.
                            Trong phạm vi bài viết này, tác giả không thống kê, phân tích từng tổ chức
                      chính trị Nguyễn Ái Quốc đã tham gia hoạt động trong hành trình tìm đường


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, 2011, t. 12, tr. 30.


                                                               335
   332   333   334   335   336   337   338   339   340   341   342