Page 339 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 339
1
(Groupe Socialistes des originaires des Colonies) . Nhóm này đã đưa ra bản kiến
nghị đòi quyền lợi cho nhân dân Mađagátxca với tinh thần giống Bản yêu sách
của nhân dân Annam do Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Hòa bình ở
Versailles năm 1919. Rất tiếc, những tư liệu có được hiện nay không cung cấp
đầy đủ thông tin về nhóm xã hội gốc dân thuộc địa này.
Trong các báo cáo của mật thám theo dõi Nguyễn Ái Quốc thời kỳ ở Pháp,
có một bản báo cáo về bức thư của Stéfani Samuel, một người Mađagátxca, thư
ký của Nhóm xã hội gốc dân thuộc địa gửi Nguyễn Ái Quốc ngày 7/3/1921 cho
thấy quá trình vận động thành lập Hội Liên hiệp dân tộc thuộc địa:
“Đồng chí thân mến,
Tôi là một trong số người rất khâm phục sự can đảm và tận tâm của đồng
chí. Cũng như đồng chí, tôi đang theo đuổi một lý tưởng mà tôi tin chắc là
chúng ta cùng giống nhau.
Chúng tôi đang bắt đầu tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa. Tôi sẽ vui mừng
nếu được đồng chí chấp nhận đứng vào hàng ngũ với chúng tôi.
Đồng chí có thể gặp tôi tại trụ sở, hằng ngày từ 17 giờ đến 19 giờ.
2
Xin hẹn gặp nhau sớm và gửi lời chào thân ái” .
Ký tên: Stéfani.
Sau nhiều lần gặp gỡ trao đổi, trong cuộc họp ngày 26/6/1921 của các
chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân Pháp của nhiều nước đang sinh sống ở Pari đã
bàn việc thành lập hội, xây dựng chương trình, điều lệ và cử Ban Chấp hành.
Ngày 20/7/1921, Ban Chấp hành hội đã thông qua các văn bản và nộp Điều lệ
hội cho nhà chức trách. Ban Chấp hành của Hội Liên hiệp thuộc địa được thông
qua trong Điều lệ gồm:
Đại diện:
Đông Dương: Nguyễn Ái Quốc (thợ sửa ảnh)
Đảo Réunion: Barquisseau (trạng sư)
Dahomey: Bloncourt (trạng sư)
Guadeloupe: Jean Baptiste (nhà buôn)
Quần đảo Antilles: Morinde (nhà buôn)
Martinique: Monnerville (đại diện thương mại)
3
Guyane: Honorien (Chủ nhiệm), Giám đốc Hội chữ thập đỏ .
Nguyễn Ái Quốc là người tham gia soạn thảo Tuyên ngôn và Điều lệ của
Hội, được Ban Chấp hành Hội Liên hiệp thuộc địa thông qua. Trong Tuyên ngôn,
__________
1. Thu Trang, Nguyễn Ái Quốc tại Pari (1917-1923), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.
213-214.
2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 92.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 483.
337