Page 341 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 341

hiện trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa Pháp. Sự
                      ra đời của tổ chức mang tính chất mặt trận sơ khai này là kết quả của những vận

                      động tích cực của Nguyễn Ái Quốc và những người bạn thuộc địa cũng như sự
                      đồng tình, ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp.
                            Lúc mới thành lập (7/1921), Hội Liên hiệp thuộc địa có khoảng 100 hội
                      viên, phần lớn là những người trước đây ở trong Hội Những người yêu nước
                      Việt Nam và nhóm Xã hội gốc người thuộc địa của người Mađagátxca thành lập
                      ở Pháp.  Đến những năm sau, số lượng hội viên ngày càng tăng, họ là những
                      người dân thuộc địa đang sinh sống trên đất Pháp, từ Bắc Phi, Tây Phi, Đông
                      Dương, đến Máctiních, Guyan… Mặc dù số hội viên không lớn, nhưng về cơ
                      bản cũng đã đủ đại diện cho hầu hết các dân tộc, các màu da bị thực dân Pháp
                      thống trị trên ba châu lục lớn: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.

                            Tham gia hoạt động trong Hội Liên hiệp thuộc địa, ngay từ đầu Nguyễn Ái
                      Quốc đã có nhiều hoạt động tích cực thúc đẩy sự phát triển của Hội. Trong cuộc
                      họp thường kỳ hàng tháng của Hội Liên hiệp thuộc địa ngày 16/10/1921, tổ chức
                      tại Phòng Khánh tiết, Hội trí thức phố Danton, Nguyễn Ái Quốc đã trình bày về
                                      1
                      vấn đề Bắc kỳ ; Tại cuộc họp của các Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp
                      thuộc địa ngày 1/12/1922, Nguyễn Ái Quốc đề nghị thành lập ngay trong Hội
                                                                                                          2
                      một phòng chuyên trách để tìm việc cho người bản xứ của tất cả các thuộc địa ;
                      Người tham gia thảo luận những điều lệ được sửa đổi của Hội Liên hiệp thuộc
                                                                            3
                      địa và thường xuyên tham dự các cuộc họp của Hội .
                            Sau một thời gian hoạt động, Hội Liên hiệp thuộc địa đi đến quyết định

                      phải thành lập một cơ quan ngôn luận để tuyên truyền tôn chỉ, mục đích và hoạt
                      động của Hội: báo Le Paria (Người cùng khổ). Lúc đầu, Nguyễn Ái Quốc và
                      những người sáng lập Hội dự định thành lập Hội hợp tác báo Le Paria. Trong
                      báo cáo ngày 23/12/1921 của mật thám Désiré, có nêu lại nội dung điều lệ Hội
                      hợp tác do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Điều lệ gồm 21 điều khoản, xác định Hội
                      hợp tác là một hội kinh doanh sản xuất. Tại Điều 3 quy định rõ: “Vốn định để
                      thành lập là 15.000 frs có thể thay đổi phù hợp với luật ngày 24/7/1807 và gồm
                      các cổ phần danh nghĩa là 100 frs; các cổ phần đó có thể thương lượng sau khi
                      Hội được thành lập chính thức và với sự đồng ý của Hội đồng quản trị. Mỗi cổ
                                                                       4
                      phần có lãi suất hàng năm 5% của lợi nhuận” . Mục đích thành lập Hội hợp tác
                      __________
                            1. Báo cáo của mật thám theo dõi Nguyễn Ái Quốc, ngày 20/10/1921. Tài liệu lưu tại Bảo tàng
                      Hồ Chí Minh.
                            2. Báo cáo của mật thám theo dõi Nguyễn Ái Quốc, ngày 05/12/1922. Tài liệu lưu tại Bảo tàng
                      Hồ Chí Minh.
                            3. Báo cáo của mật thám theo dõi Nguyễn Ái Quốc các ngày 05/1922, 3/10/1922, 13/1/1923,
                      15/1/1923, 18/1/1923, 4/7/1923. Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
                            4. Báo cáo của mật thám theo dõi Nguyễn Ái Quốc, ngày 23/12/1921. Tài liệu lưu tại Bảo tàng
                      Hồ Chí Minh.


                                                               339
   336   337   338   339   340   341   342   343   344   345   346