Page 338 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 338
cứu nước. Tác giả chỉ tập trung giới thiệu về Hội Liên hiệp thuộc địa, tổ chức
chính trị do Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập trên đất Pháp, ngay sau khi
Người trở thành người cộng sản và đã lựa chọn được con đường đi cho cách
mạng Việt Nam.
Hội Liên hiệp thuộc địa và vai trò của Nguyễn Ái Quốc
Ngày 16, 17/7/1920, thông qua báo Humanité (Nhân đạo), cơ quan ngôn
luận của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Luận
cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc về con đường cứu nước mà
Người đang kiếm tìm, đó là con đường cách mạng vô sản để giành độc lập
cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Đây là một mốc quan trọng, dẫn dắt
Người đến những bước quyết định tiếp theo trong cuộc đời hoạt động cách
mạng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, họp từ
ngày 25 đến ngày 30/12/1920, tại thành phố Tours (Pháp), cùng với những
người cách mạng chân chính, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế
III - Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành
người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đã đánh dấu bước chuyển
biến quyết định, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường
chính trị của Người: Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin. Cũng
bắt đầu từ đây, bên cạnh những hoạt động tích cực trong Đảng Cộng sản Pháp,
Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào thực hiện một sứ mệnh quan trọng: truyền bá
chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, từng bước chuẩn bị về chính trị, tư
tưởng và tổ chức cho sự thành lập đảng cộng sản ở Việt Nam.
Các hoạt động tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được triển khai theo hai
hướng chính: Thứ nhất là sử dụng các phương tiện sẵn có của các tổ chức chính
trị cánh tả Pháp: Người viết bài cho các tờ báo xuất bản tại Pháp; tuyên truyền,
vận động trong các dịp míttinh, hội họp, các buổi nói chuyện… Thứ hai là tạo ra
những phương tiện mới, lập các tổ chức chính trị của các dân tộc thuộc địa để
thuận lợi cho công tác tuyên truyền đến nhân dân lao động bị áp bức tại thuộc
địa. Vì thế, bên cạnh việc hòa nhập và hoạt động tích cực trong phong trào đấu
tranh của những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc còn tìm cơ hội gặp
gỡ nhiều bạn bè quốc tế như những người Pháp tiến bộ, người dân của các thuộc
địa như Tuynidi, Marốc, Mađagátxca, Angiêri, Triều Tiên, v.v... đang sống trên
đất Pháp để cùng bàn bạc và thống nhất thành lập một tổ chức liên minh rộng rãi.
Đó sẽ là một tổ chức tập hợp, đoàn kết những người dân của các nước thuộc địa
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Trước đó, tại Pháp, từ năm 1920, nhóm người Mađagátxca đã cùng Hội
người Annam yêu nước thành lập một nhóm Xã hội gốc người thuộc địa
336