Page 343 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 343

cuộc sống khổ cực của những người lao động bị áp bức, tội ác của chủ nghĩa
                      thực dân. Từ đó họ đoàn kết để đấu tranh giải phóng chính mình.

                            Nguyễn Ái Quốc với báo Le Paria

                            Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với báo Le Paria chia thành hai thời kỳ
                      chính:

                            Thời kỳ thứ nhất: Từ số báo đầu đến số 14, Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò
                                                                                                          1
                      làm “chủ bút,  chủ nhiệm,  giữ quỹ,  phát hành bán báo của  tờ báo Le Paria” .
                      Chúng ta đều biết, nước Pháp là một quốc gia có lịch sử phát triển báo chí khá
                      lâu đời với những kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú, vì vậy có một đội ngũ
                      người làm báo được đào tạo một cách chính quy từ các trường chuyên nghiệp.
                      Trong  khi đó, Nguyễn Ái  Quốc và những người  chủ trương xuất bản báo  Le
                      Paria  đều  không  được  đào  tạo  qua  trường  lớp  báo  chí,  cũng  chưa  từng  trải
                      nghiệm công việc của người làm báo ở bất kỳ  một tờ báo nào trước đó, vốn
                      liếng lại eo hẹp, nghèo nàn. Vì vậy, việc nhận nhiệm vụ làm chủ nhiệm kiêm
                      chủ bút cho một tờ báo giữa lòng trung tâm chính trị, văn hóa của nước Pháp,
                      công khai đương đầu với Bộ Thuộc địa và thế lực thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã
                      thể hiện rõ tinh thần dũng cảm, ý chí quyết chiến, quyết thắng và niềm tin vào
                      khả năng sáng tạo của những người bạn chiến đấu, vào sự động viên và tổ chức
                      của nhân dân các nước thuộc địa.

                            Các bài viết của Nguyễn Ái Quốc cho báo Le Paria thời kỳ này có loại
                      hình  phong  phú,  chủ  yếu  tập  trung  vào  các  vấn  đề  chính:  Đấu  tranh  cho
                      quyền công dân nói chung, đấu tranh cho quyền bầu cử đại biểu vào Quốc
                      hội, tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với giai cấp vô sản và nhân dân
                      thuộc địa, cổ vũ đấu tranh cách mạng và chỉ ra con đường giải phóng cho
                      các dân tộc bị áp bức.
                            Thời kỳ thứ hai: Từ số báo 15 đến số 38. Trước khi rời Pháp đi Liên Xô,
                      Nguyễn Ái Quốc tham gia chuẩn bị cho các số 15, 16, 17 của Le Paria và sắp
                      xếp “các việc đâu vào đấy”. Người viết thư cho các bạn, động viên họ “tiếp tục
                      công việc hiện thời của chúng ta: Củng cố Hội Liên hiệp thuộc địa và phát triển
                                                 2
                      tờ  báo  Người  cùng  khổ” .  Sau  đó,  dù  làm  việc  tại  Liên  Xô  hay  cả  khi  nhận
                      nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản đến miền Nam Trung Quốc, Người vẫn luôn
                      quan tâm tới hoạt động của Hội và vận mệnh của tờ báo, gửi bài đăng báo và gửi
                      tiền về ủng hộ.
                            Trong  thời  gian  này,  do  điều  kiện  xa  cách  về  không  gian,  Nguyễn  Ái
                      Quốc không thể viết bài  cho báo Le Paria nhiều như trước, các bài viết tập
                      trung làm rõ một số vấn đề như: Tình cảm của nhân dân phương Đông đối với


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 169.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 209.


                                                               341
   338   339   340   341   342   343   344   345   346   347   348