Page 355 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 355

nơi, đến các nhà hoạt động chính trị, các Việt kiều ở Pháp và bí mật chuyển về
                      Việt Nam. Sau đó, Người viết lại bản Yêu sách bằng hai thứ tiếng: một bản bằng
                      chữ quốc ngữ theo thể văn vần với nhan đề Việt Nam yêu cầu ca, một bản chữ

                      Hán với nhan đề An Nam nhân dân thỉnh nguyện thư dành cho những người
                      không biết tiếng Pháp và chữ quốc ngữ.
                            Bản  Yêu  sách  thể  hiện  tư  duy  chính  trị  trong  thời  đại  mới,  khẳng  định
                      quyền con người, trong đó nhân dân được nắm quyền tự quyết. Bản Yêu sách thể
                      hiện tiếng nói của các dân tộc, bênh vực quyền của các dân tộc, thể hiện sự tôn
                      trọng lẫn nhau của các nền văn hóa.
                            Bản Yêu sách mặc dù không được Hội nghị Hòa bình tại Versailles xem xét,
                      đối với dư luận Pháp, bản Yêu sách cũng không có tiếng vang như mong muốn,
                      nhưng lại tác động mạnh  mẽ đến người Việt Nam trong nước và nước ngoài
                      cũng như nhân dân các nước thuộc địa và làm thức tỉnh tinh thần đấu tranh yêu
                      nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam và Đông Dương.
                            Sự ra đời của bản Yêu sách của nhân dân An Nam là sự kiện mở đầu cho

                      cuộc đấu tranh đòi quyền dân tộc cơ bản, quyền tự quyết thiêng liêng của các
                      dân tộc thuộc địa trong những năm đầu thế kỷ XX. Bởi vậy, có thể nói, bản Yêu
                      sách và sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc là nguồn động lực cho cuộc đấu tranh
                      giải phóng của dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa.

                                                         1
                            2. Tác phẩm Con Rồng tre
                            Năm 1922, để tuyên truyền cái gọi là “công cuộc khai hóa thuộc địa”, thực
                      dân Pháp đưa tên vua bù nhìn Khải Định sang dự Hội chợ Thuộc địa được tổ
                      chức tại Marseille (Mácxây), Pháp. Khải Định là ông vua đầu tiên trong 12 đời
                      vua triều Nguyễn xuất ngoại và sự kiện này đối với thực dân Pháp là một dịp
                      quảng bá cho công cuộc chinh phục và khai hóa thuộc địa của chúng ở Đông
                      Dương đúng dịp Pháp tổ chức Hội chợ Paris.

                            Nhân dịp này, Nguyễn Ái Quốc viết vở kịch Con rồng tre (Le Dragon en
                      bambou) để vạch trần bộ mặt bán nước hại dân của bọn vua quan phong kiến
                      phản động làm tay sai cho thực dân Pháp.
                            Nội dung vở kịch mang đậm màu sắc chính trị, đả kích bọn bù nhìn bán
                                                                                 2
                      nước, ám chỉ sâu sắc Khải Định là một tên vua bù nhìn . Nội dung của tác phẩm
                      đại ý như sau: Những đoạn gốc tre xù xì, thân hình cong queo, quặt quẹo nhưng
                      lại có những người mê chơi đồ cổ, đem về gọt đẽo, tỉa tót thành một con rồng.
                      Nó trở thành một thứ đồ chơi. Là một con rồng nhưng thật ra chỉ là một đoạn
                      gốc tre vô dụng, xấu xí, xù xì. Là một khúc tre nhưng lại rất hãnh diện, tự phụ,
                      tự hào vì nó có tên, hình dáng con rồng. Tuy vậy, nó vẫn là vật vô tri vô giác và
                      __________
                            1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
                      1975, tr. 45.
                            2. Vua Khải Định tuổi Khỉ, sinh năm 1884, lên ngôi vua năm 1916 -  năm Rồng tính theo Âm lịch.


                                                               353
   350   351   352   353   354   355   356   357   358   359   360