Page 350 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 350
xuất dương ngày 5/6/1911 của người thanh niên yêu nước Tất Thành, tác giả xin
trao đổi mấy vấn đề:
Trước hết, rất rõ ràng, mục đích đầu tiên của Nguyễn Tất Thành nêu trong
lá đơn xin vào học ở Trường Thuộc địa là “mong muốn được học tập” và sau đó
là để giúp người dân trên đất nước của anh “tranh thủ được những lợi ích của
giáo dục”.
Rất sớm, Nguyễn Tất Thành được tiếp thu nền văn hóa phương Đông theo
lối Nho học, sau này được thân sinh gửi vào học Trường Tiểu học Pháp - Việt,
Trường Quốc học Huế, người thanh niên trẻ có cơ hội bước đầu tìm hiểu văn
hóa phương Tây mà đầu tiên là nền văn hóa Pháp. Tuy nhiên, cái nền văn hóa
vốn hấp dẫn nhiều thanh niên yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ khao khát tìm hiểu
lại bị thực dân Pháp ở Đông Dương che đậy, “Chúng giấu không cho người
nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútxô
1
và Môngtexkiơ cũng bị cấm” . Trường Thuộc địa lúc này đối với Nguyễn Tất
Thành là một con đường mới mà anh cho rằng ở đó, anh sẽ có thể tiếp thu nhiều
điều hay, có ích cho việc tìm đường cứu nước của mình. Bước vào tuổi bắt đầu
nhận thức thời cuộc, Nguyễn Tất Thành được dạy rằng người Pháp đem văn
minh đến cho nhân dân Việt Nam, Pháp bảo hộ và khai hóa đất nước Việt Nam.
Nhưng cách những người da trắng ở Đông Dương làm khác xa với những gì họ
tô vẽ. Khi còn ở trong nước, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến thực trạng nhân
dân Việt Nam được chính quyền thực dân khai sáng như thế nào “trường học
thiếu một cách nghiêm trọng”, “hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu
2
trường” . Hơn nữa, nội dung giáo dục mà người Pháp mang đến để khai sáng
cho nhân dân Việt Nam là “không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một
nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ,
mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm”, “chỉ dạy cho họ một lòng “trung
thực” giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho
3
thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình” . Hậu quả của
công cuộc khai sáng kéo dài suốt gần một thế kỷ ấy đến khi nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa được khai sinh vào năm 1945 thì trên đất nước Việt Nam có đến
95% người dân mù chữ.
Nguyễn Tất Thành là một người yêu nước. Yêu nước đồng nghĩa với
thương dân. Chứng kiến tình cảnh của người dân trong nước bị tước đoạt quyền
làm người tối thiểu, bị chà đạp, nhục mạ, Nguyễn Tất Thành không đứng ngoài
cuộc. Khi ở Huế, Nguyễn Tất Thành đã tham gia vào cuộc biểu tình của nông
dân ở Trung Kỳ chống thuế năm 1908, khi đó anh mới 18 tuổi. Trên hành trình
đến Sài Gòn chuẩn bị hành trang cho chuyến xuất dương, Nguyễn Tất Thành đã
từng làm công việc như một người thầy giáo, mặc dù thời gian ngắn ngủi nhưng
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 461.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 107.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 424.
348