Page 354 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 354

MỘT SỐ TÁC PHẨM LỚN CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH - HỒ CHÍ MINH

                             TRONG 30 NĂM HOẠT ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI (1911-1941)



                                                                ThS. PHAN THỊ NHẠ
                                                             Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang


                            Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một
                      nhà văn, nhà thơ lớn. Từ khi còn là người thanh niên Nguyễn Tất Thành, với
                      lòng yêu nước cháy bỏng, Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước giải

                      phóng dân tộc và trên con đường hoạt động cách mạng đầy gian khổ ấy, Người
                      nhận ra rằng văn chương cũng có thể là vũ khí đấu tranh cách mạng. Vì vậy,
                      Người đã dùng văn chương như một vũ khí để phục vụ cách mạng. Người đã để
                      lại cho dân tộc Việt Nam một di sản văn học có giá trị, gắn liền với tiến trình
                      phát triển của cách mạng và đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam.
                            Thời kỳ 30 năm hoạt động ở nước ngoài (1911-1941), Nguyễn Tất Thành-
                      Hồ Chí Minh đã để lại những tác phẩm lớn, là kim chỉ nam cho đường lối cách
                      mạng Việt Nam và có giá trị trường tồn trong mọi thời đại, có thể kể đến như:

                                                                              1
                            1. Tác phẩm Yêu sách của nhân dân An Nam
                            Ngày 18/6/1919, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước
                      thắng trận đã họp Hội nghị Hòa bình Paris tại Lâu đài Versailles (Vécxây), Pháp.

                      Thay mặt những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành, ký tên
                      là Nguyễn Ái Quốc, gửi đến Văn phòng Hội nghị và các đoàn đại biểu tham dự
                      Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Bản Yêu sách gồm 8 điểm, yêu
                      cầu Chính phủ Pháp trao trả một số quyền tự do, dân chủ cơ bản tối thiểu cho
                      nhân dân Việt Nam và xứ Đông Dương. Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc còn viết
                      thư gửi Tổng thống Mỹ Thomas Woodrow Wilson kèm bản Yêu sách, đề nghị
                      Tổng thống Mỹ ủng hộ trước những người có thẩm quyền về các nội dung đã
                      nêu trong bản Yêu sách.
                            Bản Yêu sách được in bằng tiếng Pháp đăng trên báo L'Humanité (Nhân
                      đạo) cùng ngày. Ngoài ra, Nguyễn Ái Quốc còn in thêm hàng nghìn tờ truyền
                      đơn bằng tiếng Pháp để phân phát trong các cuộc hội họp, mít tinh, gửi đi nhiều


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 469-470.


                                                               352
   349   350   351   352   353   354   355   356   357   358   359