Page 352 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 352
cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Ở đây, cần nghiên cứu thêm về vai trò của người cha trong việc hình thành
lòng yêu nước thương dân và ý chí cứu dân cứu nước trong tư tưởng và hành
động của Nguyễn Tất Thành. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã có một tầm nhìn
xa trông rộng khi tận dụng mọi cơ hội đưa các con đi nhiều nơi trên đất nước,
gặp gỡ tiếp xúc với những chí sĩ yêu nước, biết đến những tấm gương yêu nước
của cha ông. Với quan niệm “muốn đánh Pháp, phải hiểu Pháp”, cụ Phó bảng đã
gửi hai người con vào học ở trường Pháp, bước đầu tạo điều kiện cho con được
học tập và tiếp xúc với văn minh phương Tây từ sớm. Như vậy, Nguyễn Tất
Thành đã từng có thời gian học trong trường học của Pháp, nhưng với lối giáo
1
dục kiểu “dạy người như dạy con vẹt” của thực dân Pháp không làm anh hài
lòng. Như là một tất yếu, anh xin vào học ở Trường Thuộc địa với khát khao
muốn tìm hiểu thêm nhiều về nước Pháp, xứ sở của “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
mà anh đã tiếp xúc trong lớp học của người Pháp ở Việt Nam.
Cuối cùng, xét về văn phong của lá thư thì lời lẽ được trình bày thể hiện tác
giả là một người có học, am hiểu văn hóa nước Pháp với lối hành văn lịch sự,
theo lối lễ nghi phương Tây. Hãy đọc lại câu đầu tiên mà Nguyễn Tất Thành đã
viết “Tôi rất vinh hạnh được cầu xin sự bao dung cao quý của Ngài cho tôi ân
huệ được theo các khóa học của Trường Thuộc địa với tư cách học viên nội trú”
hay câu kết của lá thư “Trong khi chờ đợi hồi âm của Ngài mà tôi hi vọng sẽ là
có thể được chấp thuận, xin Ngài Tổng thống chấp nhận trước hết lòng biết ơn
chân thành của tôi”. Cần thấy rằng, lúc này vốn từ tiếng Pháp của anh chưa
nhiều, chưa đủ dùng để có thể diễn đạt hết ý của anh, tuy vậy, để thuyết phục
người đứng đầu Trường Thuộc địa chấp nhận lá đơn của mình, tất yếu anh phải
sử dụng cách nói và cách hành văn của người phương Tây như thế. Người
phương Đông có một cách nhìn người bằng việc quan sát văn phong của người
đó. Ở Việt Nam, các triều đại phong kiến thông qua thi cử để tuyển chọn hiền tài
cho đất nước cũng chọn người qua việc sử dụng câu từ. Cho nên, từ cách hành
văn của Nguyễn Tất Thành trong lá thư xin vào học Trường Thuộc địa cho thấy
tác giả lá thư là một người có một phong cách điềm đạm, sâu sắc, cẩn trọng. Chỉ
với những kẻ có dụng tâm xấu, bơi móc để xuyên tạc thì mới cố tình không nhìn
thấy và không muốn hiểu ý định của Nguyễn Tất Thành là xin vào học để tìm
hiểu thêm về nước Pháp, trở nên người có ích khi anh nói “Tôi muốn trở thành
người có ích cho nước Pháp trong những gì có liên quan đến những đồng bào
của tôi và đồng thời có thể giúp họ tranh thủ được những lợi ích của giáo dục”.
Cho đến ngày nay khi thế giới đã trở thành một thế giới phẳng kết nối tất cả
mọi người lại với nhau một cách nhanh chóng và kịp thời, mọi thông tin đều
không còn là điều bí mật. Do đó, việc công bố lá thư xin vào học ở Trường
Thuộc địa của Nguyễn Tất Thành năm xưa cũng rất rõ ràng, minh bạch. Điều
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 461.
350