Page 353 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 353
quan trọng là dụng tâm của người tiếp cận như thế nào thì sẽ có cách hiểu và
nhìn nhận, đánh giá ở góc độ ấy. Tuy nhiên, việc xuyên tạc bôi nhọ mục đích
chuyến hành trình xuất dương của Nguyễn Tất Thành bởi các thế lực thù địch
cũng bị bóc trần. Bởi vì ngay cả các nhà khoa học nước ngoài cũng lên tiếng phủ
nhận luận điệu xuyên tạc đó. Daniel Hémery - một nhà sử học người Pháp
chuyên nghiên cứu và giảng dạy lịch sử cận - hiện đại Việt Nam tại trường Đại
học Paris VII, trong bài viết: “Về lá đơn xin vào học trường Thuộc địa năm 1911
của người thanh niên Hồ Chí Minh” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo “Việt Nam - Á
châu lần thứ nhất”, do Nhà xuất bản Harmattan, phát hành tại Paris, năm 1983,
sau khi nghiên cứu các tài liệu lưu trữ “Tối mật” của Bộ Thuộc địa Pháp đã
khẳng định: tuyệt đối không thể căn cứ vào lá đơn xin học năm 1911 để gán
ghép cho Nguyễn Tất Thành ý định sau khi học xong sẽ trở thành người cộng
tác với chính quyền thuộc địa. Đây là một nguồn tham khảo quý báu để bác bỏ
những luận điệu xuyên tạc phủ nhận mục đích ra đi tìm đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành năm xưa.
Chính quyền thực dân Pháp đã từ chối nguyện vọng của Nguyễn Tất Thành
vào năm 1911. Điều đó đã rõ ràng. Tuy nhiên, những kẻ thực dân năm xưa khi
từ chối lá đơn xin vào học Trường Thuộc địa của Nguyễn Tất Thành sẽ không
thể ngờ được rằng 30 năm sau khi nhà cách mạng trở về quê hương của mình,
Người đã làm một điều mà ngay cả những tên thực dân sừng sỏ, từ Bộ trưởng
Bộ thuộc địa Albert Sarraut đến Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier đã lo
sợ và tiên liệu, đó là “đặt cây thập tự cáo chung lên nền thống trị” của họ ở
Đông Dương trở thành sự thật. Đến sau này, người Pháp vì quá tự tin vào sức
mạnh quân sự của họ mà bỏ qua thành ý của Hồ Chí Minh trong giải quyết vấn
đề Pháp - Việt bằng con đường hòa bình để rồi dẫn đến thảm hại trong cuộc
chiến với Việt Nam. Nhưng tất cả đã muộn vì lịch sử không có “Giá như…”./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. E. Côbêlép, Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội,
2010.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb. Lý
luận Chính trị, Hà Nội, 2006.
3. Mạch Quang Thắng, Hồ Chí Minh - Con người của sự sống, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
4. Trần Văn Giàu, Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2010.
5. Song Phil - Kyung, Tại sao là Hồ Chí Minh?, Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội, 2020.
351