Page 351 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 351

cũng đủ để anh dạy cho các em học sinh kiến thức mà anh đã được học, truyền
                      cho các em lòng yêu nước và dạy đạo đức làm người. Nguyễn Tất Thành muốn
                      đem  những điều hay được học để truyền đạt lại cho người dân sống trên đất
                      nước Việt Nam. Anh muốn nhân dân cũng được hưởng thành quả tốt nhất của
                      nền  giáo  dục.  Như  vậy,  việc  Nguyễn  Tất  Thành  viết  đơn  xin  học  ở  Trường
                      Thuộc địa cũng không nằm ngoài mục đích của anh là muốn nâng cao dân trí
                      cho người dân trên đất nước của mình. Sau này, khi trở thành Chủ tịch nước,
                      giữa  bộn  bề  công  việc  kiến  thiết  đất  nước,  đối  phó  với  thù  trong  giặc  ngoài
                      nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ưu tiên “công việc cần làm ngay” là xóa mù
                      chữ cho nhân dân.
                            Thứ hai, xét ở góc độ chính trị thì thấy rằng Nguyễn Tất Thành lúc này chỉ
                      hơn 20 tuổi, chưa hình thành ý thức chính trị sâu sắc và nhận thức về thời đại chỉ
                      gói gọn trong phạm vi của một đất nước đang bị nô lệ và quần chúng nhân dân

                      đang kêu gào đòi quyền sống, quyền sinh tồn tối thiểu. Ở bước đầu tiên của quá
                      trình đi tìm đường giải phóng dân tộc, khi mà Nguyễn Tất Thành chỉ mới nhận
                      thức được rằng các con đường yêu nước đã bị thất bại và cái giá phải trả cho
                      những người yêu nước đòi độc lập, tự do là tù đày, xử chém, giam lỏng v.v… thì
                      việc anh biết được rằng có một ngôi trường do thực dân Pháp lập nên với mục
                      đích là đào tạo người bản xứ tất yếu gây cho Nguyễn Tất Thành sự khao khát
                      tìm hiểu. Cần thấy rằng lúc này Nguyễn Tất Thành chưa nhận ra bản chất thực
                                                                                1
                      sự của chủ nghĩa thực dân chỉ là “một trò bịp bợm lớn” .
                            Tuy nhiên, đơn xin vào học ở Trường Thuộc địa đã bị chính quyền thực
                      dân từ chối. Lý do chính là Nguyễn Tất Thành không hề biết được rằng thành
                      phần được xét đưa vào học ở Trường Thuộc địa là “những thanh niên đặc biệt
                      xứng đáng được chọn trong số con cái các quan lại cấp cao” và thậm chí là “theo
                                                                              2
                      quyết  định của  người  đứng đầu  của xứ  thuộc địa” .  Theo  số liệu nghiên  cứu
                      được tìm thấy, từ giữa năm 1885 đến đầu năm 1914 - khi Chiến tranh thế giới
                      thứ nhất  nổ ra,  Trường Thuộc địa chỉ nhận tổng cộng 146 học sinh là người
                      Đông Dương, điều đó có nghĩa là trung bình mỗi năm chỉ có 5 học sinh được xét
                            3
                      tuyển . Lúc này, Nguyễn Tất Thành chỉ là người có xuất thân khiêm tốn, không
                      có chỗ dựa, vốn tiếng Pháp ít ỏi nên lá đơn của anh không được xem xét giải
                      quyết.  Bị  từ  chối  nhận  vào  học  ở  Trường  Thuộc  địa  không  làm  Nguyễn  Tất
                      Thành nản lòng. Anh tìm cho mình một hướng giải quyết khác. Tiếp tục tìm việc
                      để tự nuôi sống bản thân bằng những công việc lao động chân chính, tích cực
                      học tập, tìm hiểu văn hóa thế giới, tham gia các tổ chức chính trị bênh vực cho

                      các nước thuộc địa, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và cuối cùng tìm thấy chân lý
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 441.
                            2. Alain Ruscio, Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu, Nxb. Chính trị quốc
                      gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr. 32.
                            3. Alain Ruscio, Hồ Chí Minh: Những bài viết và những cuộc tranh đấu, Sđd, tr. 33.


                                                               349
   346   347   348   349   350   351   352   353   354   355   356