Page 400 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 400
hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là trái với tự nhiên và quy luật khách quan,
là duy ý chí”, “Việt Nam lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là sai lầm lịch sử”, “định hướng xã hội là mù mờ, hư ảo”, “Việt
Nam cần thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “hiện nay Việt Nam
nên đi theo, làm “đồng minh” của Mỹ hoặc Trung Quốc, Nga”, …
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh việc “tìm đường, mở đường, dẫn đường và
thiết kế tương lai” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp
với điều kiện của Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân quyết định làm nên
những thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Những luận điểm nêu trên là của các
thế lực thù địch nhằm thực hiện mưu đồ chống phá sự nghiệp cách mạng Việt
Nam, mà trực tiếp là đang thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử,
1
loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” . Bài học kinh nghiệm lớn,
hàng đầu được rút ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng là: “Nắm vững ngọn cờ
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là
điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở
2
bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc” . Thực tiễn tình hình thế giới hiện nay
đã chứng minh, việc lựa chọn là “đồng minh” của các nước lớn của một số nước
trên thế giới đã không giúp cho quốc gia mình có được “độc lập dân tộc thực sự”
mà ngày càng phụ thuộc vào các nước lớn với những hình thức mới. Trong
những năm tới, Đảng xác định: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng,…; bảo đảm cao nhất
lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương
Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi,…; khơi dậy
mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đoàn kết toàn
dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động,
3
tích cực hội nhập” . “Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát
4
triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” .
Thứ hai, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước không phải là đi theo
kiểu du lịch mà đi là để khám phá, tìm hiểu, xem người ta làm như thế nào rồi
trở về giúp dân tộc mình. “Ông muốn biết những nước ấy tổ chức và cai trị như
__________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr. 69.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr. 65.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. 1,tr. 109-110.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. 1, tr. 112.
398