Page 398 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 398

Đồng thời, gắn liền với sự chuẩn bị về mặt lý luận, Người cũng tập trung
                      cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ với việc lập ra Hội Việt Nam Cách mạng
                      Thanh niên (1925) để tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ và gửi những cán bộ ưu

                      tú đi học ở Liên Xô, Trung Quốc. Một số đồng chí trở về nước xây dựng phong
                      trào cách mạng trong nước... Kết quả là đến cuối những năm hai mươi thế kỷ
                      XX, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời ở 3 kỳ: Đông Dương Cộng sản đảng
                      (6/1929) tại Bắc kỳ; An Nam Cộng sản đảng (8/1929) tại Nam kỳ; Đông Dương
                      Cộng sản Liên đoàn (9/1929) tại Trung kỳ. “Với tư cách là phái viên của Quốc
                      tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào
                                                    1
                      cách mạng ở Đông Dương” . Hồ Chí Minh từ Xiêm (sau này được gọi là Thái
                      Lan) đến Hồng Kông triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
                      thành đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm
                      1930. Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin,
                      phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt
                      Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại cách mạng Việt Nam, chấm dứt

                      sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường cứu nước, cứu dân, thống
                      nhất đất nước, thoát khỏi ách áp bức của thực dân, phong kiến, thoát khỏi bần
                      cùng, lạc hậu.
                            Sau Hội nghị thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp nhiều trắc trở.
                      Tháng 6/1931, Người bị nhà cầm quyền bắt giam trái phép ở Hồng Kông. Với
                      sự giúp đỡ của luật sư Loseby (Lôdơbi), Nguyễn Ái Quốc đã thoát khỏi ngục tù
                      và đến nước Nga (6/1934) nhưng bị ngờ vực vì lý do “dễ dàng ra khỏi nhà tù và
                      thoát khỏi tay cảnh sát Pháp”. Người lâm vào tình cảnh “đau khổ” vì không hiểu
                                                                                                          2
                      tại sao “không được tham gia vào việc này hay việc khác của công tác bí mật” .
                      Sau đó, Người rời nước Nga về Trung Quốc. Từ đây người bắt được liên lạc với

                      Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương.
                            Ngày  28/01/1941,  sau  hơn  30  năm  bôn  ba  nước  ngoài,  rời  xa  Tổ  quốc,
                      Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.
                            Khoảng  thời  gian  30  năm  bôn  ba  ở  nước  ngoài  của  Nguyễn  Ái  Quốc  -
                      Hồ Chí Minh chính là hành trình vừa tìm đường cứu nước, vừa kiên trì đấu tranh
                      đầy bản lĩnh, trí tuệ và sáng tạo để hoàn thiện con đường giải phóng cho dân tộc
                      Việt Nam. Hành trình này là nền tảng, tiền đề dẫn đến thắng lợi vĩ đại của cách
                      mạng nước ta sau này: “thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan
                      ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng
                      hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của cuộc kháng
                      chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm
                      1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 13.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 2, tr. 55-56.


                                                               396
   393   394   395   396   397   398   399   400   401   402   403