Page 405 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 405

Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên khi dân tộc Việt Nam đang đắm chìm
                      trong nỗi đau nô lệ, các phong trào kháng Pháp lần lượt bị dìm trong biển máu.

                      Việc không chỉ Việt Nam mà hầu hết các dân tộc Á - Phi đều bị mất nước và
                      chịu thất bại trong cuộc đấu tranh giành độc lập đã làm nảy sinh một loạt câu hỏi:
                      Vì  sao phương Đông từng là  “cái  nôi văn hóa” của loài người  mà nay lại bị
                      phương Tây đô hộ? Vì sao Pháp giương cao ngọn cờ “Tự do, bình đẳng, bác ái”
                      nhưng lại đi cướp tự do và chà đạp lên quyền bình đẳng của các dân tộc khác?
                      Vì  sao  giai  cấp  phong  kiến  Việt  Nam  từng  đánh  bại  bao  cuộc  xâm  lăng  từ
                      phương Bắc nhưng giờ lại bất lực trước chủ nghĩa thực dân phương Tây? Vì sao
                      giai cấp tư sản Việt Nam không đủ sức lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc?
                      Không thể trả lời những câu hỏi đó nếu chỉ ngồi ở Việt Nam nên Nguyễn Tất
                      Thành quyết định “phải đi ra nước ngoài xem cho rõ”. Tuy nhiên, hướng đi của

                      Người không phải là Trung Quốc như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thượng Hiền,
                      cũng không phải là Nhật Bản như Phan Bội Châu mà là phương Tây, trước hết là
                      Pháp. Người kể lại: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp:
                      Tự do - Bình đẳng - Bác ái... Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn
                                                                                                  1
                      văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn náu đằng sau những từ ấy” . Người
                      còn trù tính “sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào
                                2
                      chúng ta” . Người hiểu rằng: Muốn thắng thực dân Pháp thì phải hiểu nước Pháp,
                      phải có tri thức ở tầm thời đại và phương Tây với sức mạnh khoa học kỹ thuật

                      vượt trội sẽ có nhiều điều cần học hỏi. Vì thế, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành
                      với  cái  tên  “Văn  Ba”  đã  xuống  tàu  sang  Pháp.  Bằng  quyết  định  này,  Người
                      không chỉ vượt qua lối mòn của các bậc tiền bối mà còn vượt qua tư tưởng “nội
                      Hoa, ngoại di” có từ lâu đời và cả lý thuyết Đại Đông Á đang thịnh hành lúc đó.
                      Tầm nhìn của Nguyễn Tất Thành không chỉ nằm ở hướng đi mà còn ở mục đích
                      ra đi. Nếu các bậc tiền bối muốn cầu viện thì Nguyễn Tất Thành muốn tiếp cận
                      với văn minh Pháp, tìm hiểu cơ chế vận hành, bản chất của xã hội phương Tây
                      để tìm ra phương cách thoát khỏi sự nô dịch của nó. Dùng văn hóa của kẻ thù để
                      chống lại kẻ thù là một tư duy hết sức táo bạo.

                            Bản lĩnh của Nguyễn Tất Thành còn thể hiện cả trong cách đi: Một chàng
                      trai xứ Nghệ 21 tuổi, với vốn tiếng Pháp còn hạn hẹp và sự hiểu biết xã hội chưa
                      nhiều, không có người thân quen đồng hành, không có ai tài trợ đã vượt trùng
                      dương sang phương Tây bằng con đường lao động. Người đã khôn ngoan chọn
                      nghề thủy thủ để có cơ hội mở mang tầm mắt. Bằng trực cảm và sự thận trọng

                      mang dấu ấn của một thiên tài, Người hành động theo nguyên tắc mà V.I. Lênin
                      đã đúc kết: “Chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm của một thời đại,
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 461.
                            2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Chính trị quốc
                      gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.16.


                                                               403
   400   401   402   403   404   405   406   407   408   409   410