Page 402 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 402
cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc luôn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, dù
gặp nhiều khó khăn, thử thách Người vẫn kiên định lập trường, giữ vững quan
điểm, đường lối cách mạng của Đảng về con đường đấu tranh giành độc lập dân
tộc. Giai đoạn khó khăn, thử thách nhất đối với Người là giai đoạn 1930-1940.
Sau Hội nghị thành lập Đảng, do không sát tình hình các thuộc địa và chịu ảnh
hưởng quan điểm giáo điều tả khuynh xuất hiện trong Đại hội VI của Quốc tế
Cộng sản, một số người trong Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam có
những nhìn nhận sai lầm về Hồ Chí Minh nên tại Hội nghị Trung ương Đảng
tháng 10/1930 đã ra Nghị quyết “thủ tiêu Chánh cương, Sách lược và Điều lệ
Đảng” do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng,
bỏ tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dù bị hiểu lầm, đang ở trong hoàn cảnh “ngoài tổ chức” nhưng khát vọng
cháy bỏng “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi” luôn sục sôi trong
con người Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, Người đã viết thư cho một đồng chí
trong Quốc tế Cộng sản với mong muốn “xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình
cảnh đau buồn này... Đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động
1
và giống như sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng” .
Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, có những lúc do điều kiện
quốc tế và trong nước tác động, Đảng Cộng sản Việt Nam gặp phải rất nhiều
khó khăn, thử thách. Tuy nhiên với bản lĩnh chính trị của mình, Đảng luôn kiên
định với mục tiêu đã lựa chọn, vững vàng trước những biến động của thời cuộc,
lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam tới thành công. Đó là giai đoạn vào
những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi các nước xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu từng bước rơi vào khủng hoảng và sụp đổ -
2
“một chấn động chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX” , đất nước đang ở trong
tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đảng đã đưa ra đường lối đổi mới toàn
diện đất nước. Đặc biệt, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991),
Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội nêu rõ những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân
Việt Nam xây dựng, những phương hướng cơ bản để xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng thời khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là
đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
3
hành động” . Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội được thông qua tại Đại hội VII đã đặt nền móng vững chắc cho công cuộc
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 117.
2. Thông điệp Liên bang năm 2005 của Tổng thống Nga V.Putin.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX),
Sđd, tr. 329.
400