Page 396 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 396
1
Nhật “hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp” như cụ Phan Bội Châu, cũng không
lựa chọn cách làm giống như cụ Phan Chu Trinh “yêu cầu người Pháp thực hiện
2
cải lương” ,… Bởi Người nhìn thấy các mặt tích cực nhưng cũng nhận ra nhiều
điểm hạn chế trong cách làm của các vị tiền bối đó. Chính vì vậy, người thanh
niên Nguyễn Tất Thành đã lựa chọn cho mình một lối đi riêng mà bấy giờ chưa
ai nghĩ đến, đó là sang Pháp “xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét
3
họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” . Sau này, khi trả lời
phỏng vấn của phóng viên Tạp chí Ogoniok (Ngọn lửa nhỏ), Người đã giải thích
quyết định về sự lựa chọn của mình như sau: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu
tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi,
người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy,
tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng
4
sau những chữ ấy” .
Ngày 5/6/1911, với tên gọi Văn Ba, Người bắt đầu quá trình bôn ba tìm
đường cứu nước. Hành trang của Văn Ba mang theo trong chuyến hành trình
của mình là tấm lòng nồng nàn yêu nước, thương dân và hoài bão cứu nước,
cứu dân. Từ khi ra nước ngoài, nhận thức của Nguyễn Tất Thành đối với vấn
đề giải phóng dân tộc càng rõ hơn, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ nhất
khi Người nhận ra rằng Hiệp ước Versailles (Vécxây) không đề cập đến
quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa. “Chủ nghĩa Uynxơn” chỉ là một trò
5
bịp bợm lớn...” . Người nhận thức một điều sâu sắc đó là: ”Trong cuộc đấu
tranh giành độc lập thì phải dựa vào sức mình để giải phóng mình, đừng bao
giờ hy vọng trông chờ vào sự “ban ơn” của chính quyền tư sản. Và muốn
được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực
6
lượng bản thân mình” .
Khi đến Pháp “ông Nguyễn là một người yêu nước quyết tâm hy sinh tất cả
vì Tổ quốc nhưng ông Nguyễn lúc đó rất ít hiểu biết về chính trị, không biết thế
7
nào là Công hội, thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng” . Nên trong vòng
mười năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được
đến nhiều nơi trên thế giới; đặc biệt, Nguyễn Tất Thành đã có thời gian khảo sát
khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. “Các cuộc hành
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 12.
2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 12.
3. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 13.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 461.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 441.
6. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 33.
7. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 38.
394