Page 395 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 395
Trương Định, Thủ khoa Huân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu
Trinh, Phan Bội Châu; phong trào chống Pháp ở Nam kỳ (1858-1868), phong
trào Cần Vương ở Trung Kỳ và Bắc kỳ (1885-1896), khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc
kỳ (1884-1913), phong trào Duy Tân (1906-1908), phong trào Đông Du (1906-
1908), phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907). Song tất cả đều bị thực dân
Pháp đàn áp đẫm máu và thất bại.
Mặc dù bị thất bại nhưng sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào yêu
nước đó đã khẳng định ý chí kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do của dân tộc.
Sự thất bại của các phong trào đấu tranh đó cũng chứng tỏ con đường cứu nước
theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã không còn phù
hợp, không đem lại thành công cho dân tộc Việt Nam. Cách mạng Việt Nam lâm
vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Tình cảnh
đất nước “ví như trong đêm tối không có đường ra”.
Lúc này, trên thế giới, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn tự do
cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và từng bước xác lập được địa vị
thống trị trên phạm vi toàn cầu. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ
Latinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của chúng. Chủ nghĩa đế quốc vừa
tranh giành xâu xé, vừa thỏa hiệp với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ bé.
Cùng với những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa giai
cấp vô sản và tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh mâu thuẫn mới - mâu
thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Đời sống
nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vô cùng cực khổ. Phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bắt đầu phát triển
và có xu hướng lan rộng.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho yêu nước, ở một làng quê
giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; trực tiếp chứng kiến cảnh nước
mất nhà tan nên ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập dân tộc, tự do, hạnh
phúc cho đồng bào sớm hình thành ở cậu bé Nguyễn Sinh Cung. “Khi Chủ tịch
Hồ Chí Minh còn là người thiếu niên mười lăm tuổi. Người thiếu niên ấy đã sớm
hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã
có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí
1
mật, nhận công việc liên lạc” .
Với tư chất thông minh, trí tuệ mẫn cảm và sự nhạy cảm chính trị đặc biệt,
dù rất khâm phục các bậc tiền bối với lòng yêu nước, quyết tâm đánh Pháp vì
độc lập dân tộc nhưng Nguyễn Tất Thành đã không lựa chọn con đường sang
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội, 2001, tr. 11-12.
393