Page 397 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 397

trình trong cuộc đời đã khiến Bác Hồ trở thành công dân của thế giới, đồng thời
                                                                    1
                      là đại sứ của Việt Nam trên khắp toàn cầu” .
                            Trong  những  chuyến  đi,  Người  tranh  thủ  học  hỏi,  nghiên  cứu  các  học
                      thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và
                      nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa. Đây chính là cơ sở, tiền đề để
                      Nguyễn Tất Thành bổ sung cho mình những kiến thức mới vô cùng phong phú
                      với một tầm nhìn hết sức rộng lớn và bao quát. Chính điều này đã dẫn đến việc
                      Người rút ra nhận định: chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau
                      khổ đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước chính quốc
                      cũng như thuộc địa. Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm
                      tòi không mệt mỏi về con đường cứu nước cho dân tộc và hoạt động trải nghiệm
                      trong phong  trào công nhân quốc tế, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã
                      vượt qua mọi hiểm nguy đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tham gia thành lập Đảng
                      Cộng sản Pháp cuối năm 1920, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn
                      Ái Quốc.
                            Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của
                      thời đại mới mà Cách mạng Tháng Mười mở ra, Người xác định con đường cứu
                      nước,  giải  phóng  dân  tộc  đúng  đắn:  “Muốn  cứu  nước  và  giải  phóng  dân  tộc
                                                                                          2
                      không có con đường nào khác con đường cách  mạng vô sản” . “Bây giờ học
                      thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
                                                            3
                      cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” .
                            Người đã viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi,
                      sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình
                      trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi
                      đồng  bào bị  đọa  đầy  đau  khổ!  Đây  là  cái  cần thiết  cho chúng  ta,  đây  là  con
                      đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc
                                 4
                      tế thứ ba” .
                            Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa
                      Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn
                      bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm Bản án
                      chế độ thực dân Pháp và Đường Kách mệnh, đặc biệt là việc xuất bản tờ báo
                      Thanh niên ra ngày 21/6/1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến
                      tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.


                      __________
                            1. Hans D’Orville, Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị thời đại. Bài tham luận được
                      đọc  tại Lễ  mít  tinh  kỷ  niệm  lần  thứ  120  năm  ngày  sinh  của  Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh  (19/5/1890  -
                      19/5/2010) và 20 năm ngày UNESCO công nhận Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn
                      hóa kiệt xuất của Việt Nam” tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, tối ngày 14/5/2010.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 30.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 289.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 562.


                                                               395
   392   393   394   395   396   397   398   399   400   401   402