Page 407 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 407
mạng tư sản và thực tiễn đầy rẫy bất công. Từ đó, Người rút ra kết luận: “Dù
màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột
và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi:
1
tình hữu ái vô sản” . Khi Người khẳng định, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực
dân là cội nguồn đau khổ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản chính
quốc thì lớp “hào quang” của chủ nghĩa tư bản đã bị lột bỏ, mặt trái của chủ
nghĩa tư bản đã bị khám phá. Vào lúc chủ nghĩa tư bản vẫn còn là sự ngưỡng
vọng của nhiều dân tộc, ngay cả chí sỹ Phan Chu Trinh cũng chủ trương “ỷ
Pháp cầu tiến” thì việc nhận thức rõ mâu thuẫn và bản chất của chế độ tư bản
đã thể hiện tầm nhìn vượt trội của Người.
Đến “mẫu quốc” nhưng Nguyễn Tất Thành không rơi vào tâm lý e ngại, tự
ty dân tộc mà nhanh chóng tham gia vào các hoạt động chính trị ở nước Pháp.
Người có một “la bàn” vô cùng đúng đắn để lựa chọn tổ chức và học thuyết
chính trị: Chỉ ủng hộ và tham gia vào tổ chức nào bênh vực Tổ quốc mình. Năm
1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì đây là tổ chức duy nhất bênh vực,
đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Được sinh hoạt trong
Câu lạc bộ Phôbua, được hòa mình vào đời sống và cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân Pháp, tri thức chính trị của Người không ngừng được bổ sung, uy tín
chính trị của Người ngày càng lớn. Ngày 18/6/1919, Người đã thay mặt những
người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi đến hội nghị Vécxay bản Yêu sách 8
điểm để đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc
chính là người Việt Nam đầu tiên công khai mang vấn đề Đông Dương ra trước
dư luận thế giới. Sự “phớt lờ” của các nhà cầm quyền tư sản đã giúp Người rút
2
ra kết luận: “Học thuyết Uynxơn chỉ là trò bịp bợm lớn” ; các dân tộc muốn
được giải phóng phải dựa vào sức mạnh của chính mình.
Thứ ba, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc và trở thành
người đồng sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp.
Khi bóng đêm của chủ nghĩa thực dân bao trùm lên các dân tộc Á - Phi,
có biết bao người con yêu nước của các dân tộc đã ra đi tìm kiếm con đường
giải phóng. Trước một thế giới mênh mông với vô vàn các học thuyết, các tổ
chức chính trị, các thiên hướng phát triển thì việc tìm ra con đường đúng đắn là
điều hoàn toàn không dễ dàng. Những người đứng đầu các phong trào yêu
nước ở Việt Nam cũng rơi vào tình cảnh đó: “Muôn dặm đường xa biết đến
đâu/ Phan Chu Trinh lạc lối trời Âu/ Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng/ Bạn
cùng ai đất khách dãi dầu”. Khi phải chọn đường, Nguyễn Ái Quốc lại dùng
đến cái “la bàn” kỳ diệu: Chân lý là cái gì có lợi cho dân nên con đường nào
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 287.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 441.
405