Page 406 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 406
chúng ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay nước
1
nọ” . Thực tế đã chứng minh: Tư duy thời đại, sự thấu hiểu tình hình thế giới đã
giúp Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước thuận chiều lịch sử.
Thứ hai, Hồ Chí Minh nhanh chóng nhận ra bản chất của chế độ thuộc địa,
của xã hội tư bản và dấn thân vào các hoạt động chính trị.
Trong vòng 10 năm (1911-1920), Nguyễn Tất Thành đã tận dụng mọi cơ
hội để đến được nhiều nơi, làm quen với nhiều nền văn hóa. Người đã đi vòng
quanh châu Phi, đã dừng lại ở bến cảng ở các nước khác nhau như Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, Tuynidi, Công go, Đahômây, Xenêgan, Reuyniông và tận mắt
chứng kiến bao đau khổ của nhân dân các nước thuộc địa. Vì thế, bỏ qua những
lời hoa mỹ mà những kẻ thực dân ra sức “tô vẽ” cho chế độ thuộc địa, Người đi
đến kết luận: “Chế độ thực dân ngày nay nghìn lần vô nhân đạo, khủng khiếp và
2
tội lỗi hơn so với chế độ nô lệ. Nó dẫn tới sự hủy diệt nhân dân các thuộc địa” .
Tầm mắt rộng mở thì tình cảm và suy nghĩ của Người cũng trở nên lớn lao: Nỗi
đau đồng bào trở thành nỗi đau đồng loại, khát vọng giải phóng dân tộc trở
thành khát vọng giải phóng nhân loại, chủ trương đoàn kết dân tộc trở thành chủ
trương đoàn kết quốc tế. Thực tế cho thấy: Trong tất cả các lãnh tụ cộng sản của
thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc là người hiểu rõ nhất về thuộc địa và cũng là người
lên án chế độ thuộc địa, bênh vực các dân tộc thuộc địa nhiều nhất.
Người cũng đã sống và học tập ở Pháp, Mỹ, Anh - các nước tư bản phát
triển nhất thế giới thời đó. Đáng nói là: Người thanh niên nghèo, xuất thân từ
một nước phương Đông lạc hậu đã không bị sự hào nhoáng, hiện đại, giàu có
bề ngoài của xã hội tư bản phương Tây làm cho choáng ngợp. Với óc quan sát
tinh tường và trái tim luôn hướng đến những con người cùng khổ, khi đặt chân
đến đất Pháp, Người đã nhận ra ở Pháp cũng có những người nghèo. Ngay lập
tức, một câu hỏi đã được đặt ra: “Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng
3
bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta” ? Khi đứng dưới chân tượng thần
Tự do ở nước Mỹ, Người cũng đặt câu hỏi: “Ánh sáng trên đầu thần tự do tỏa
rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự do thì người da đen đang bị
chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình
đẳng như người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao
giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới”? Không những không bị “sốc
văn hóa” dẫn đến tâm lý ngưỡng mộ, thờ phụng xã hội phương Tây, Người còn
nhanh chóng nhận ra hạn chế lớn nhất của nó là sự áp bức - áp bức giai cấp và
áp bức dân tộc. Người cũng nhận ra sự đối lập giữa lý tưởng cao cả của cách
__________
1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t. 26, tr. 174.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 408.
3. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Sđd, tr. 22.
404