Page 437 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 437

cảm vạch trần, lên án hàng loạt tội ác của thực dân Pháp từ xứ thuộc địa An
                      Nam tới toàn cõi Đông Dương, đến khắp các thuộc địa tại châu Phi xa xôi của

                      Pháp. Văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh trực tiếp củng cố vào kho tàng lý luận
                      đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế, lý luận giải phóng dân tộc thuộc địa. Đặc
                      biệt, văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh giai đoạn những năm 1919 đến năm 1925
                      đã phản ánh đầy đủ tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh về lý luận cách
                      mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, các nước phụ thuộc cần có tính
                      chủ động, sáng tạo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản
                      và giai cấp vô sản ở chính quốc.
                            Giá trị nhân văn to lớn của văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh là cổ vũ, thúc

                      đẩy tinh thần yêu nước của nhân dân An Nam. Thực dân Pháp đầu độc nhân
                      dân An Nam bằng thuốc phiện và rượu cồn, bằng chính sách ngu dân, chia để
                      trị,  chính  sách  phu  phen,  tạp  dịch…;  Nhưng  bên  ngoài,  thực  dân  Pháp  thi
                      hành  chính  sách  mị  dân  với  người  dân  Pháp,  “bịp  miệng”  dư  luận  quốc  tế
                      bằng  những  chiêu  thức  quảng  bá  khuếch  trương  “thành  tích”  tại  thuộc  địa
                      trong những Hội chợ triển lãm thuộc địa. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc đã dùng
                      văn học Pháp ngữ để bóc trần bản chất, bộ mặt ăn cướp, giết người của thực
                      dân Pháp ở An Nam, các xứ thuộc địa và thậm chí tội ác của thực dân Pháp

                      với người dân vô tội trên đất Pháp; Có thể nói, văn học  Pháp  ngữ  Hồ Chí
                      Minh trở thành lá cờ đầu, giữ vai trò “truyền lửa”, động viên, khơi dậy tinh
                      thần cách mạng đã “ngủ quên” và bị đàn áp dã man dưới gót giày của chế độ
                      thực dân Pháp. Bên cạnh nhiệm vụ cổ vũ, động viên tinh thần đấu tranh nhân
                      dân Việt Nam thì các tác phẩm văn học Pháp ngữ Hồ Chí Minh còn có giá trị
                      to lớn trong việc giác ngộ lý luận Mác-Lênin cho giai cấp vô sản Việt Nam,
                      giai cấp vô sản Pháp. Bằng cách này, Nguyễn Ái Quốc cho độc giả thấy một
                      ngòi  bút  của  chiến  sĩ  cộng  sản  quốc  tế  kiên  trung,  chiến  sĩ  cộng  sản  tiên
                      phong  ở  xứ  thuộc  địa  An  Nam.  Những  lý  luận  cách  mạng  vô  sản  được
                      Nguyễn Ái Quốc lồng ghép trong các tác phẩm văn học nghệ thuật một cách

                      mềm hóa, từ đó linh hoạt uyển chuyển dẫn dắt và định hình con đường cách
                      mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam đó là: con đường cách mạng vô sản,
                      con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
                      Việt Nam.
                            Với mục tiêu làm cách mạng rất rõ ràng là muốn nước nhà được hoàn toàn

                      độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,
                      Nguyễn Ái Quốc đã học Pháp ngữ, học văn phong Pháp ngữ và dùng chính văn
                      học Pháp ngữ là vũ khí đấu tranh trên mặt trận tư tưởng chống lại thực dân Pháp.
                      Các tác phẩm văn học Pháp ngữ của Hồ Chí Minh không chỉ xứng đáng là mẫu
                      mực cho văn học Việt Nam hiện đại, mà xứng tầm đặt ngang hàng với các tác
                      phẩm văn học Pháp ngữ của người Pháp. Tính cách mạng và giá trị lý luận của



                                                               435
   432   433   434   435   436   437   438   439   440   441   442