Page 491 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 491
NHỮNG HỌC THUYẾT MÀ NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ
NGHIÊN CỨU TRƯỚC KHI ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA LÊNIN (1911-1920)
ThS. NGUYỄN THÚY ĐỨC
Nguyên Q. Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh
Nhìn lại hành trình tìm đường cứu nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải
qua trong suốt 30 năm, có thể thấy trong gần 10 năm đầu (1911-1920), Nguyễn
Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tận dụng mọi cơ hội để đến
được nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân Người đã in dấu trên nhiều nước thuộc
bốn châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ, đặc biệt, Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở
ba nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Đó là khoảng thời gian,
người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành tìm hiểu bản sắc văn hóa, kinh
tế, chính trị của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới, để hiểu hơn về đất nước
và dân tộc mình. Trong mỗi chuyến đi, Người luôn tranh thủ tìm hiểu, nghiên
cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa để bổ sung cho
mình những kiến thức, những hiểu biết phong phú về thực tế các thuộc địa,
cũng như các nước tư bản đế quốc chủ yếu trong những thập niên đầu của thế
kỷ XX. Ở Nguyễn Tất Thành, tình cảm yêu nước luôn gắn liền với lòng thương
dân vô hạn, nên mục tiêu nhất quán, xuyên suốt hành trình khảo sát nghiên cứu
của Người là phải tìm con đường vừa giành được độc lập cho Tổ quốc, vừa
mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
Trong những tháng năm Việt Nam chịu ách thống trị của chính quyền
thực dân Pháp, là một người dân mất nước, Nguyễn Tất Thành đã trải nghiệm
những nỗi đau do ách cai trị thực dân gây ra cho dân tộc mình. Đồng thời,
người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành cũng chứng kiến nhiều cuộc
khởi nghĩa nổi dậy diễn ra trên đất nước, nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa,
nhiều con đường, phương pháp để đấu tranh cứu nước được vận dụng... Phong
trào yêu nước diễn ra rất sôi nổi, rộng khắp và không kém phần quyết liệt, như
con đường cứu nước của các nhà yêu nước Hoàng Hoa Thám mang nặng tư
tưởng phong kiến lỗi thời, hay phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục và
Việt Nam Quang Phục hội,... đều đề cao chủ trương cách mạng dân chủ tư sản
theo đường lối của Tôn Dật Tiên hoặc cách mạng tư sản Pháp. Tuy nhiên, các
489