Page 495 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 495

hiểu sâu sắc hơn về nước Mỹ và không bị choáng ngợp trước “vẻ bề ngoài” của
                      nước Mỹ.
                            Năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Mỹ sang Anh. Ở đây, để sinh sống, anh

                      đã làm những việc cực nhọc như cào tuyết, đốt lò và làm bếp cho các khách sạn
                      Drayton Court (Đraytơn Cơớc) và Carlton (Cáclơtơn). Nhưng đói rét, cực nhọc
                      không làm nhụt chí người thanh niên giàu nhiệt huyết ấy. Ngay từ những ngày
                      đầu  tiên  đến  nước  Anh,  Nguyễn  Tất  Thành  bắt  tay  ngay  vào  học  tiếng  Anh.
                      Hằng ngày, trước và sau giờ lao động để kiếm sống, Người miệt mài tự học rồi
                      dành dụm số tiền công ít ỏi của mình thuê thầy dạy tiếng Anh và việc thành thạo
                      tiếng Anh đã giúp Nguyễn Tất Thành có thêm một chiếc chìa khóa mở cửa kho
                      tàng tri thức của nhân loại và dùng làm vũ khí trong cuộc đấu tranh đầy chông
                      gai trên con đường muôn dặm phía trước, nhờ đó “Những năm tháng sống ở
                      nước Anh, Nguyễn Tất Thành đã tích lũy được thêm những hiểu biết về chế độ
                      chính trị của xã hội tư sản, về đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản,
                                                                                                          1
                      giữa chính quốc và thuộc địa của một nước tư bản chủ nghĩa sớm phát triển” .
                      Theo Tiến sĩ John Callow (Giôn Calâu), Giám đốc Thư viện Tưởng niệm Các
                      Mác, Vương quốc Anh, “có thể chính trong thời gian ở Luân Đôn, lần đầu tiên
                      Hồ Chí Minh đã đọc các tác phẩm của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Các tác
                      phẩm này được Twentieth Century Press - cơ quan xuất bản của Đảng Dân chủ
                      xã hội Anh, đặt trụ sở tại tòa nhà Clerkenwell Green ở Luân Đôn - xuất bản
                      thành những cuốn sách giá rẻ. Ngày nay, tòa nhà này trở thành Thư viện Tưởng
                      niệm C.Mác và có một bức chân dung của Hồ Chí Minh được treo hành lang
                      bên ngoài căn phòng nơi V.I.Lênin từng ngồi làm việc vào những năm 1902-
                      1903. Tấm chân dung ấy của Hồ Chí Minh là bằng chứng về mối liên hệ giữa
                                                                           2
                      nhà  xuất  bản  và  vị  khách  nổi  tiếng  của  mình” .  Những  suy  đoán  của  John
                      Callow hoàn toàn có cơ sở, bởi cuối năm 1917 khi trở lại Pháp, Nguyễn Tất
                      Thành-Nguyễn  Ái  Quốc không  chỉ học hỏi lí luận  mà  đã  chủ động viết  báo,
                      tham gia những buổi diễn thuyết tại Paris. Tinh thần yêu nước, thương dân ở
                      Người  có những chuyển biến mới, sự đồng cảm với đồng bào  mình đã được
                      nâng lên thành sự đồng cảm với những người nghèo khổ, những dân tộc cùng
                      cảnh ngộ, hiểu rõ được bản chất của chủ nghĩa thực dân đế quốc. Nguyễn Tất
                      Thành đã tự rút ra kết luận quan trọng: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn
                      bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề và “…
                      dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc
                                                      3
                      lột và giống người bị bóc lột” . Nhận thức cơ bản này sẽ là cơ sở phát triển quan
                      điểm đúng đắn của Người về bạn, thù và sớm hình thành tư tưởng kết hợp chủ
                      __________
                            1. Song Thành, Hồ Chí Minh Tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr. 61.
                            2. John Callow, “Tiếng sấm mùa xuân”: Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác và nghệ thuật thực tiễn,
                      theo website www.tulieuvankien.dangcongsan.vn,  ngày 18/9/2015.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 287.


                                                               493
   490   491   492   493   494   495   496   497   498   499   500