Page 492 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 492

cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước đó cuối cùng đều bị thất bại. Thời kỳ
                      ở Phan Thiết, Nguyễn Tất Thành khi tham gia dạy ở trường Dục Thanh (1907),
                      một trung tâm giáo dục theo mô hình Đông Kinh Nghĩa Thục, chắc chắn đã

                      nhận thức được quá trình chuyển hóa của các sĩ phu  yêu nước theo khuynh
                      hướng dân chủ tư sản.  Nguyễn  Tất  Thành  rất  khâm  phục  các  cụ Phan  Đình
                      Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu  Trinh,  Phan Bội  Châu... nhưng không
                      hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào, bởi, Anh đã nhận ra những
                      hạn chế, bế tắc về mục tiêu và phương pháp cách mạng, cũng như nhận thức về
                      “bạn - thù” của các nhà yêu nước đương thời ở Việt Nam. Đây chính là những
                      bài học để trong quá trình tìm đường cứu nước sau này Nguyễn Tất Thành có
                      sự lựa chọn đúng đắn, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra của cách mạng
                      Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
                            Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho giàu lòng yêu nước, Nguyễn
                      Tất Thành được học chữ Hán ngay từ lúc nhỏ, đến tuổi đi học, được học từ thầy
                      Vương Thúc Quý tư tưởng yêu nước thương dân và chí làm trai phải giúp ích cho

                      đời; được biết về thời cuộc liên quan tới sự sống còn của dân tộc qua những đàm
                      đạo của các sĩ phu yêu nước thường lui tới nhà thầy và thân phụ, Nguyễn Tất
                      Thành đã sớm có sự am tường về Nho giáo và văn hóa Á Đông. Tuy nhiên, Nhật
                      Bản dưới triều đại Minh Trị thiên hoàng, cùng với tiếng vang của cách mạng Tân
                      Hợi  năm  1911  ở  Trung  Quốc  và  chủ  nghĩa  Tam  dân  của  Tôn  Dật  Tiên  cũng
                      không đủ sức hút Nguyễn Tất Thành và rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ
                      cách mạng tiền bối, Nguyễn Tất Thành quyết định tìm con đường cứu nước mới.
                      Mang trong mình truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa phương Đông, nhưng ở
                      Nguyễn Tất Thành không có sự loại trừ hay mâu thuẫn với văn hóa phương Tây.
                      Với thiên  tài trí tuệ và văn hóa  mở,  nhãn quan chính trị sắc bén,  Nguyễn Tất

                      Thành sớm cảm nhận được một thế giới năng động, sáng tạo từ năm 1905, khi bắt
                      gặp văn hóa phương Tây với những câu chữ “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Sau
                      này, Người kể lại: “Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp,
                                                                              1
                      muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”  và ý tưởng là sang tận nơi
                      “xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về
                                                 2
                      giúp đồng bào chúng ta” . Những nhận thức về văn minh phương Tây, về đất
                      nước và văn hóa Pháp ở độ tuổi niên thiếu và chính chủ nghĩa thực dân Pháp đang
                      thống trị Việt Nam đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành quyết tâm sang Pháp tìm hiểu,
                      nghiên cứu xem đằng sau những từ “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” ấy thực chất là
                      cái gì. Người đã hướng sang phương Tây, đến Pháp - nơi đang đô hộ dân tộc
                      mình để xem họ làm thế nào, rồi mới về giúp đồng bào.
                            Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết chí thực hiện ý


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 461.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 28.


                                                               490
   487   488   489   490   491   492   493   494   495   496   497