Page 493 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 493

tưởng thuở thiếu thời của mình vào ngày 5/6/1911. Ngày này  110 năm về
                      trước, từ cảng Sài Gòn, với tên gọi Văn Ba, Nguyễn Tất Thành được nhận
                      làm  phụ  bếp  trên  con  tàu  lớn  vừa  chở  khách  vừa  chở  hàng  của  hãng

                      Chargeurs Réunis (Sácgiơ Rêuyni) - tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô
                      đốc Latusơ Tơrêvin) - đã rời Tổ quốc ra đi. Mục đích chính trong chuyến đi
                      của  Nguyễn  Tất  Thành  là  tìm  hiểu  thế  giới  bên  ngoài,  nhất  là  các  nước
                      phương Tây, với ước mong tìm ra những điều hữu ích trở về giúp đồng bào.
                      Đó là một chuyến đi “đơn thương độc mã” định trước những nỗi gian truân,
                      vất vả chờ phía trước, khi hành trang là chủ nghĩa yêu nước, là hai bàn tay
                      lao động cùng quyết tâm và nghị lực phi thường.
                            Để sống và trải nghiệm, Nguyễn Tất Thành đã theo chân những con tàu
                      xuyên đại dương đi qua rất nhiều quốc gia, từ các nước tư bản phát triển đến các
                      nước thuộc địa, đến với nhiều miền đất và những nền văn minh khác nhau trên
                      thế  giới.  Nguyễn  Tất  Thành  đã  tự  mình  khảo  sát,  nghiên  cứu  các  cuộc  cách
                      mạng ở các nước tư bản Mỹ, Anh, Pháp..., đã sống, lao động, học tập, tiếp xúc

                      với đủ hạng người, từ tầng lớp thượng lưu đến những người lao động nghèo khổ
                      nhất ở châu Á, Âu, Phi, Mỹ latinh. Điều đó giúp Người mở rộng tầm mắt, tăng
                      cường vốn sống, hiểu biết về cuộc sống, tình cảnh, số phận con người, nhất là
                      người lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa. Tại Mỹ, Anh, Pháp,
                      Nguyễn Tất Thành đã tìm hiểu một số cuộc cách mạng tiêu biểu nhất đã đưa các
                      nước này từ phong kiến lạc hậu trở thành những đế quốc thực dân hùng mạnh.
                      Nghiên cứu Cách mạng Pháp 1789 và có thiện cảm với những tư tưởng tiến bộ
                      cao đẹp mà cuộc cách mạng này khởi xướng khi đập tan chế độ phong kiến mở
                      đường cho một xã hội mới phát triển, Nguyễn Tất Thành nhận thấy trong bản
                      Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Cách mạng tư sản Pháp có những giá

                      trị chân chính, những nhân tố tích cực tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản: tư
                      tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, giải phóng con người khỏi sự thống trị của quan
                      hệ sản xuất phong kiến. Thế nhưng, thực tế lại trái ngược những lý tưởng cao
                      đẹp  của  Cách  mạng  Pháp.  Lần  đầu  tiên  đặt  chân  lên  đất  Pháp,  Nguyễn  Tất
                      Thành nhận thấy ở nước Pháp cũng có nhiều người nghèo khổ như ở xứ sở của
                      mình.  Làm  thuê  trên  con  tàu  chở  hàng  của  hãng  Chargeurs  Réunis  đi  vòng
                      quanh châu Phi, cập bến các thuộc địa của Pháp, ở đâu Người cũng thấy cảnh
                      khổ cực của người lao động dưới sự bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống
                      trị, Người tận mắt được chứng kiến cảnh tượng hãi hùng với người da đen trên
                      bến cảng Dacar (thủ đô Xênêgan). Đã trải nghiệm những nỗi đau do ách cai trị
                      thực dân gây ra cho dân tộc Việt Nam, giờ đây chứng kiến và đồng cảm nỗi đau
                      với nhiều dân tộc khác đang bị áp bức trên thế giới, Nguyễn Tất Thành nhận

                      thấy, đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen
                      cũng không đáng một xu. Những hình ảnh và ấn tượng về nước Pháp, thực dân
                      Pháp của Hồ Chí Minh khi lần đầu biết đến nước Pháp không phải là những gì


                                                               491
   488   489   490   491   492   493   494   495   496   497   498