Page 496 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 496
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, về sự đoàn kết cách mạng ở chính
quốc với cách mạng thuộc địa.
Qua các tư liệu còn lưu trữ được cho thấy: Trong những năm 1911-1917,
qua những điều đã thấy ở Pháp, Mỹ, Anh và các nước thuộc địa, Nguyễn Tất
Thành đã tích lũy được những hiểu biết rất quan trọng về văn hóa, về đời sống
của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là tầng lớp người lao động; về tình hình chính
trị, kinh tế thế giới. Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần cách mạng ở
những nước này, nhưng nhận thức rõ không thể đi theo con đường của họ được,
bởi tại các nước Pháp, Mỹ, Anh… vốn được coi là những nước dân chủ bậc nhất,
nhưng đằng sau những ngôn từ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” lại là sự phản bội,
lừa bịp nhân dân của chính quyền tư sản, là nỗi đau khổ tột cùng của người dân
lao động bị áp bức, bóc lột như Người nói: “Cách mệnh Pháp cũng như cách
mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng
hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức
1
thuộc địa” . Vào đầu những năm 20 sau khi về Pháp, Nguyễn Tất Thành-
Nguyễn Ái Quốc cũng đã biết và tìm hiểu về cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung
Quốc (1911), đặc biệt là những hoạt động của Chính phủ cách mạng Quảng
Châu và những tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn: “Ông để hết tâm lực
nghiên cứu chính trị Trung Quốc. Ba nguyên tắc của bác sĩ Tôn Dật Tiên (“Tam
dân”) là: Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc. Vừa nghiên
2
cứu vừa làm việc để sống” . Tuy nhiên, chuyến khảo sát trước khi về lại Pháp đã
bổ sung cho Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc những kiến thức vô cùng
phong phú với một tầm nhìn hết sức rộng lớn và bao quát. Người đã nhìn thấy
giai cấp tư sản ở thế kỷ này không còn là giai cấp tiến bộ của thời đại nữa và con
đường cách mạng tư sản không phải là con đường nên đi vì đã lỗi thời, không
còn phù hợp. Sự thất bại của các cuộc cách mạng tư sản đầu thế kỷ XX như:
Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) năm 1911, cách mạng tư sản ở Ấn Độ, Quốc
dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái ở Việt Nam năm 1930… là những minh chứng
tiêu biểu.
Cuối năm 1917, từ nước Anh trở lại Pháp, Nguyễn Tất Thành đã trở thành
một người lao động có học vấn, có tri thức. Trở lại Pháp lần này, không chỉ hòa
cùng cuộc sống của tầng lớp nhân dân lao động Pháp, Nguyễn Tất Thành đã
tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tham gia các buổi sinh
hoạt ở câu lạc bộ Faubourg (Phôbua), các sinh hoạt văn hóa mà ở đó “có tất cả
các hạng người: bác học, cựu bộ trưởng, nghị viên, nhà văn, thợ thuyền, người
đi buôn, người già và người trẻ. Tại đây có một không khí thân mật và dân chủ,
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 296.
2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Thanh niên, Hà
Nội, 2012, tr. 73.
494