Page 494 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 494
tốt đẹp.
Nhưng những lý tưởng cao đẹp mà Người ngưỡng mộ và mong muốn tìm
hiểu cũng đến từ nước Pháp. Văn hóa Pháp và cuộc Cách mạng Pháp 1789 sẽ
cung cấp cho Hồ Chí Minh vốn văn hóa và kinh nghiệm làm cách mạng trong
cuộc đấu tranh này. Khát vọng giải phóng con người, giải phóng xã hội trong
Tinh thần cộng hòa của cuộc Cách mạng Pháp 1789, sau này được Hồ Chí Minh
kế thừa và phát triển khi lãnh đạo dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng
giải phóng xã hội và con người Việt Nam khỏi tình trạng thuộc địa - phong kiến.
Giữa tháng 12/1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ. Đến New York,
Người vừa đi làm thuê để kiếm sống, vừa tìm hiểu đời sống của những người lao
động Mỹ, đi thăm những khu vực trong thành phố và dành nhiều thời gian cho
việc học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776. Nguyễn Tất Thành đã
từng đi làm thuê ở Brooklyn (Brúclin), khu đông dân cư nhất thành phố và có
những khu vực sắc tộc biệt lập; đã thâm nhập vào khu Harlem (Háclem), nơi
sinh sống của cộng đồng lớn người da đen trên đất Mỹ và cũng đã không quên
dốc túi góp những đồng xu cuối cùng cho phong trào quyên góp của họ. Người
rất xúc động trước điều kiện sống của những người da đen và những người dân
lao động, những người bị đối xử rất bất công ngay trên mảnh đất của “Nữ thần
tự do”. Bởi vậy, khi đến tham quan bức tượng “Nữ thần tự do” ở New York,
Nguyễn Tất Thành chẳng thể ngợi ca ngôi sao tỏa ánh sáng tự do trên vòng
nguyệt quế, vì thấy “ánh sáng trên đầu Thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn
dưới chân tượng Thần Tự do thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người da
đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân
1
tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?” . Nguyễn Tất
Thành nhìn số phận con người thực tế dưới chân tượng chứ không chiêm
ngưỡng hào quang tỏa sáng phía trên bức tượng đó. Đặc biệt hấp dẫn đối với
Nguyễn Tất Thành là bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776, trong đó
có câu: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống,
2
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” ! Tư tưởng bản Tuyên ngôn độc lập
của nước Mỹ, sau này đã được Hồ Chí Minh đưa vào bản Tuyên ngôn độc lập
của Việt Nam. Khi đó, với thân phận một người dân mất nước, đi làm thuê hòa
cùng cuộc sống của những người lao động ở Hợp chủng quốc này, Nguyễn Tất
Thành thấy rõ ở đây vẫn tồn tại chế độ người bóc lột người, đại bộ phận người
dân lao động không có cuộc sống tự do, bình đẳng, không có ấm no hạnh phúc,
cũng không có quyền được sống. Những ngày trên đất Mỹ, Nguyễn Tất Thành
__________
1. Josephine Stenson, Hồ Chí Minh, một nhân cách lớn của thời đại, Tham luận tại Hội thảo
quốc tế kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1990) tổ chức tại Hà Nội, tháng
5-1990.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 1.
492