Page 497 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 497

giống như những câu lạc bộ Jacobins (Giacôbanh) thời Đại cách mệnh Pháp. Tại
                                                                                                        1
                      đây người ta có thể học nhiều chuyện và nhận xét mọi người. Thật là bổ ích” …
                      và nhanh chóng tắm mình trong không khí chính trị ở Paris.

                            Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành với tên mới là Nguyễn Ái Quốc đã gia
                      nhập tổ chức  tiến bộ nhất ở Pháp  lúc bấy  giờ là  Đảng Xã hội Pháp,  mà như
                      Nguyễn Ái Quốc nói lý do mình gia nhập: “Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở
                      Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại
                                                                       2
                      cách mạng Pháp: Tự do,  Bình đẳng, Bác ái” . Nguyễn Tất  Thành-Nguyễn Ái
                      Quốc không còn dừng lại ở việc quan sát hay suy ngẫm riêng mình, mà thực sự
                      đi vào hoạt động trong tổ chức, hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp
                      công nhân và quần chúng lao động ngày càng rộng lớn hơn. Nhờ đó, Nguyễn
                      Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng nắm bắt được thời cuộc, trên cơ sở
                      đó có sự lựa chọn và định hướng đúng đắn cho bản thân và cho dân tộc. Giữa
                      năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc
                      gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị các nước đế quốc họp

                      phân chia thuộc địa tại Versailles (Vécxây) nhưng đã không nhận được câu trả
                      lời. Từ thực tế đó, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận: muốn được giải phóng,
                      các dân tộc chỉ có thể dựa vào lực lượng của bản thân mình, vào chính thực lực
                      của nhân dân mình.
                            Sau khi Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời, năm 1920, cuộc đấu tranh
                      giữa hai con đường diễn ra quyết liệt trong nhiều đảng công nhân trên thế giới
                      và ngay trong Đảng Xã hội  Pháp: tiếp tục theo  Quốc  tế II (tiếp tục theo con
                      đường cải lương) hay đi theo Quốc tế III - con đường cách mạng. Tuy nhiên
                      những cuộc thảo luận sôi nổi trong Đảng Xã hội Pháp khi đó về lý luận cách
                      mạng, về Quốc tế II và Quốc tế III vẫn chưa thể giúp Nguyễn Ái Quốc lựa chọn

                      được học thuyết mình cần tiếp nhận. Cho đến cuối tháng 7/1920, lần đầu tiên
                      Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc
                      và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo), cơ quan
                      ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp, Người mới tìm thấy ở đó cái cẩm nang giải
                      phóng dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu trực tiếp tinh thần cơ bản
                      của văn kiện này bằng trình độ tiếng Pháp nhuần nhuyễn của mình.
                            Những luận điểm cách mạng của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã
                      giải đáp những vấn đề cơ bản và chỉ dẫn hướng phát triển của sự nghiệp cứu
                      nước, giải phóng dân tộc mà sau hơn 9 năm tìm kiếm (1911-1920), Người mới
                      gặp được. Với kiến thức và vốn sống phong phú trong quá trình học hỏi từ thực
                      tiễn lao động, làm việc cùng những người dân lao động ở các nước, Nguyễn Ái
                      Quốc cũng tiếp nhận nhanh chóng xu hướng của cuộc đấu tranh cách mạng trên


                      __________
                            1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 45.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 47.


                                                               495
   492   493   494   495   496   497   498   499   500   501   502