Page 521 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 521
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA
MÁC - LÊNIN VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
1. Đặt vấn đề
Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, xác định con đường cứu nước theo khuynh
hướng chính trị vô sản, nhưng Hồ Chí Minh đã không áp dụng rập khuôn, máy
móc những nguyên lý có sẵn. Năm 1924, Người đã phát hiện thấy chủ nghĩa
Mác được xây dựng trên một triết lý nhất định của lịch sử châu Âu, mà châu Âu
“chưa phải là toàn thể nhân loại”, và đặt ra nhiệm vụ: “xem xét lại chủ nghĩa
1
Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” .Vận
dụng phương pháp làm việc biện chứng của học thuyết Mác-Lênin, Người đã
phân tích thực tiễn xã hội thuộc địa, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều
kiện lịch sử cụ thể, xây dựng nên lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và
truyền bá vào Việt Nam. Lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin mà
còn phản ánh chân thực điều kiện lịch sử cụ thể ở một nước thuộc địa như Việt
Nam. Người chỉ rõ yêu cầu khách quan của cách mạng ở thuộc địa không phải là
chống chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chống chủ nghĩa
thực dân và tay sai của nó. Cho nên điều cần kíp là phải tiến hành cuộc cách
mạng giải phóng, giành độc lập tự do cho dân tộc.
2. Những luận điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng
giải phóng dân tộc
Thứ nhất, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo
con đường cách mạng vô sản
Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng, những con đường giải phóng dân
tộc dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến hoặc tư tưởng tư sản là không đáp ứng
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 1, tr. 510.
519