Page 516 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 516

theo là hai bàn tay lao động và trí tuệ cùng ham muốn tột bậc làm sao cho nước
                      nhà được độc lập, dân được hạnh phúc, tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo

                      mặc, ai cũng được học hành. Người ra đi trong hình ảnh một người lao động chứ
                      không  đóng  vai  một  trí  thức,  nho  sĩ  hay  một  cậu  ấm  con  quan,  Nguyễn  Tất
                      Thành đã hòa mình vào cuộc sống của giai cấp vô sản, không e dè, mặc cảm,
                      không bề trên, khinh thường, “đó quả là một sự đổi mới đầy dũng cảm”.
                            Nguyễn Tất Thành đã đi nhiều nước, khảo sát nhiều cuộc cách mạng, học
                      hỏi nhiều mô hình nhà nước, tất cả đều với mục đích tìm cho mình con đường
                      giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Đến Mỹ,  thay vì nhìn thấy sự hào

                      nhoáng của những tòa nhà chọc trời, những lời lẽ đẹp đẽ về quyền thiêng liêng
                      bất khả  xâm  phạm  của  con người,  Nguyễn  Tất  Thành  còn  đi vào những  góc
                      khuất để chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị chà đạp, nỗi đau rên siết của người
                      da đen và sự bất công mà người phụ nữ phải gánh chịu. Bởi vậy, cách mạng Mỹ
                      chưa phải là cái đích cuối cùng mà Người hướng tới và trong ý thức của Người

                      là “Mỹ” nhưng không đẹp.
                            “Sang Anh, nơi mà gần đó đang diễn ra cuộc đấu tranh dũng cảm, đầy hy
                      sinh của nhân dân Airơlen để giành độc lập. Cuộc đấu tranh đó đã bị đàn áp,
                      những người cầm đầu bị bức hại. Nguyễn Tất Thành thấm thía: Nếu bản thân
                      người da trắng còn chưa được tự do, độc lập thì có thể hy vọng gì ở chủ nghĩa
                                                               1
                      thực dân đối với các dân tộc da màu?  Người thấy điểm chung của bọn tư bản
                      thực dân đều rất hung ác và vô nhân đạo “đối với bọn thực dân tính mạng của
                                                                                        2
                      người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu” .
                            Đến hai nước tư bản phát triển là Mỹ và Anh nhưng không tìm thấy câu trả
                      lời, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, đất nước đang cai trị dân tộc mình để
                      tìm hiểu thực hư của những mỹ từ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Đến đây, vào
                      thời  điểm  các  nước  thắng  trận  trong  Chiến  tranh  thế  giới  lần  thứ  nhất  đang

                      chuẩn bị họp bàn để phân chia lại thuộc địa. Được sự hướng dẫn của các nhà
                      cách  mạng  tiền  bối  như:  Phan  Văn  Trường,  Phan  Chu  Trinh…  Nguyễn  Tất
                      Thành đã tích cực hòa  mình vào  phong trào  yêu nước của những người  Việt
                      Nam tại Pháp. Năm 1919, khi Hội nghị Hòa bình Pari tổ chức tại Versailles,
                      Nguyễn Tất Thành đã chuyển đến Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam
                      gồm 8 điểm, trong đó, sử dụng hình thức đấu tranh pháp lý của giai cấp tư sản
                      để đòi các quyền bình đẳng, tự do, dân chủ tối thiểu cho nhân dân Việt Nam.

                      Mặc dù Bản yêu sách không được chấp thuận và không gây được tiếng vang lớn
                      cho các nước đế quốc nhưng lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện
                      một cách công khai trên những tờ báo của Pháp cũng như trong báo cáo của

                      __________
                            1. Song Thành, Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Sđd, tr. 58.
                            2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 26.


                                                               514
   511   512   513   514   515   516   517   518   519   520   521