Page 517 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 517
chính quyền thực dân.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp - tổ chức chính trị
duy nhất ở Pháp lúc đó tỏ ý quan tâm đến số phận của các dân tộc thuộc địa. Sau
này, Người đã chia sẻ rằng: “Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các
“ông bà” ấy - (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) - đã tỏ đồng tình với
tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như đảng là gì, công đoàn
1
là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu” . Dù cho
về mặt cảm tính, Nguyễn Ái Quốc có cảm tình với cuộc Cách mạng Tháng
Mười Nga và người lãnh đạo cuộc cách mạng ấy, nhưng thực tế lúc đó Người
cũng chưa đọc tác phẩm nào của Lênin.
Nguyễn Ái Quốc đã đi từ Á sang Âu, từ Âu qua Phi, từ Phi sang Mỹ,
Người đã đến những đất nước tư bản hoa lệ và cũng đã chứng kiến những thảm
cảnh tại các quốc gia nô lệ giống như quê hương của Người, điều đó giúp Người
rút ra chân lý: Ở đâu, chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác vô nhân đạo, ở đâu, giai cấp
công nhân và nhân dân lao động cũng bị bóc lột dã man. Vì thế, chủ nghĩa đế
quốc ở đâu cũng là thù, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở đâu cũng là
bạn. Và rằng: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người:
giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu
2
ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” . Quá trình đó cũng chính là quá trình
Người xây dựng tư tưởng về đoàn kết quốc tế, Người hiểu rằng, cách mạng Việt
Nam phải đặt trong dòng chảy của cách mạng thế giới, phải biết kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Hành trình 10 năm tìm kiếm không mệt mỏi đã đưa đến trái ngọt cho
Nguyễn Ái Quốc khi Người gặp được chủ nghĩa Mác-Lênin. Dù bị chủ nghĩa
thực dân tìm mọi cách che đậy, song ánh sáng rực rỡ và tầm ảnh hưởng to lớn
của Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã đến được với
Người. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin và tìm thấy ở đây
cẩm nang thần kỳ cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mình. Niềm hạnh
phúc như vỡ òa và Nguyễn Ái Quốc không thể kiềm chế được cảm xúc: “Luận
cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to
lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ!
3
Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” .
Khi nhận thức về mặt tư tưởng đã chín muồi cũng chính là lúc Nguyễn Ái
Quốc có những quyết tâm thay đổi về hành động chính trị. Cuối tháng 12/1920,
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 561.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 287.
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 562.
515