Page 522 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 522

được yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra.
                      Hồ  Chí  Minh  rất  khâm  phục  tinh  thần  cứu  nước  của  ông  cha,  nhưng  Người

                      không tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đi tìm một con
                      đường cứu nước mới.
                            Tháng 7/1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
                      dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Người thấy “tin tưởng, sáng tỏ và
                      cảm động”. Người khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
                                                     1
                      đường giải phóng chúng ta” . Người đã tìm thấy trong lý luận của V.I. Lênin
                      một con đường cứu nước mới: con đường cách mạng vô sản.
                            Đầu năm 1923, trong Truyền đơn cổ động mua báo Le Paria (Người cùng

                      khổ), Người viết: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho
                      mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái,
                      đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui,
                                               2
                      hòa bình, hạnh phúc... ” .
                            Như vậy là, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà
                      cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết

                      cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản.
                      Từ đó, Người quyết tâm đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường đó.
                            Trong quá trình vận dụng lý luận cách mạng vô sản vào Việt Nam, Hồ Chí
                      Minh đã kiên trì khắc phục những trở ngại của khuynh hướng giáo điều, nhấn
                      mạnh một chiều đấu tranh giai cấp trong nửa sau những năm 20 và nửa đầu những
                      năm  30  của  thế  kỷ  XX,  làm  cho  lý  luận  cách  mạng  giải  phóng  dân  tộc  theo
                      khuynh hướng vô sản có sức sống  mạnh  mẽ, thâm nhập trong đông đảo quần
                      chúng nhân dân. Đi theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh sớm xác

                      định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền
                                                                                      3
                      cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” . Sau khi giành độc
                      lập, phải tiến lên xây dựng CNXH. Bên cạnh đó, Người dành nhiều tâm trí vào sự
                      nghiệp cách mạng XHCN và xây dựng CNXH ở Việt Nam, hình thành nên những
                      quan điểm hết sức cơ bản về CNXH và con đường đi lên CNXH từ một nước

                      thuộc địa, với những tàn tích phong kiến nặng nề; xác định những đặc trưng bản
                      chất của CNXH, mục tiêu và bước đi để đạt tới CNXH. Đó là một quá trình cải
                      biến cách mạng lâu dài, gian khổ, phải trải qua nhiều chặng đường khác nhau, tất
                      cả vì sự nghiệp giải phóng con người, làm cho con người phát triển toàn diện, có
                      cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Con đường cách mạng vô sản, theo quan
                      điểm của Hồ Chí Minh, bao hàm những nội dung chủ yếu sau:


                      __________
                              1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 10, tr. 127.
                              2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 1, tr. 461.
                              3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 3, tr. 3-4.


                                                               520
   517   518   519   520   521   522   523   524   525   526   527