Page 519 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 519

cộng sản. Chủ nghĩa Mác-Lênin là khoa học vì nó vừa là kết quả của sự kế thừa
                      có chọn lọc tinh hoa trí tuệ của loài người, vừa là kết quả tổng kết thực tiễn
                      phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong thời đại

                      tư bản. Tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin được thể hiện qua các luận
                      điểm sau: “đó là học thuyết nhằm cải tạo thực tại theo hướng tiến bộ vì hạnh
                      phúc của con người; ở chỗ nó thâm nhập vào giai cấp công nhân và đông đảo
                      những người lao động, biến thành sức mạnh vật chất cải tạo thế giới. Tính khoa
                      học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin thống nhất chặt chẽ với nhau.
                      Những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin vừa là những trí tuệ uyên bác của thời
                      đại, vừa là những nhà hoạt động cách mạng kiệt xuất. Học thuyết mang tên các
                                                                                              1
                      ông đã phản ánh giá trị, phẩm chất của chính con người các ông” . Chính bởi
                      vậy, Người đã rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có
                                                                            2
                      con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” .
                            Sự tin tưởng của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh vào chủ nghĩa Mác-Lênin
                      và quyết định áp dụng chủ nghĩa đó vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt

                      Nam đã minh chứng cho tính cách mạng, đổi mới trong tư tưởng và suy nghĩ của
                      Người so với các bậc tiền nhân. Từ chỗ sang phương Tây với những nhận thức
                      còn sơ khai về tự do, bình đẳng, bác ái, đến chỗ hiểu được bản chất thực sự của
                      chủ nghĩa tư bản; từ chỗ còn chưa biết đến các nước Âu, Mỹ ra sao đến khi đã
                      thông thuộc cả Pháp, Anh, Mỹ thì Người hiểu rằng, con đường cách mạng của
                      các nước đó là “chưa đến nơi”; từ chỗ chưa hiểu đảng là gì, công đoàn là gì, qua
                      quá trình trải nghiệm thực tiễn phong trào, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được
                      con đường mình cần phải đi, hiểu được chủ nghĩa nào tốt cho dân tộc Việt Nam,
                      đảng phái nào mình cần phải đứng vào hàng ngũ. Sự đổi mới về mặt tư tưởng
                      này của Nguyễn Ái Quốc “tưởng chừng như đơn giản và tự nhiên, thực ra đó là

                      một  chặng đường chiến thắng biết bao khó khăn với  sự lựa chọn vững chắc,
                                                           3
                      tránh được sai lầm dẫn tới ngõ cụt” .
                            Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước vĩ đại mà còn là
                      người cộng sản quốc tế trong sáng. Theo Người, “Cách mệnh An Nam cũng là
                      một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là
                                                       4
                      đồng chí của dân An Nam cả” . Vì vậy, trong khi thực hiện cách mạng, Người
                      rất đề cao thực lực và tính chủ động của phong trào cách mạng ở các nước thuộc
                                                                                      5
                      địa  theo  tinh  thần  “đem  sức  ta  mà  tự  giải  phóng  cho  ta” ,  nhưng  mặt  khác,
                      Người cũng kêu gọi phải tăng cường sự đoàn kết, giúp đỡ, phối hợp nhịp nhàng
                      giữa phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa với phong trào đấu
                      __________
                            1. Song Thành, Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Sđd, tr. 64-65.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 30.
                            3. Song Thành, Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Sđd, tr. 109.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 329.
                            5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 596.


                                                               517
   514   515   516   517   518   519   520   521   522   523   524