Page 541 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 541
không kính, không phục. Độ ấy, người mình ở Pháp gặp nhau đều nói độc lập,
tự quyết, đều nói đến Nguyễn Ái Quốc. Chính cái tên Nguyễn Ái Quốc bản thân
1
nó có sức hấp dẫn kỳ lạ” . Tiếng sấm mùa xuân ấy đã xua tan màn sương mù
vây bọc, làm nảy sinh những mầm nằm sâu trong lòng những kiều dân Đông
Dương, binh lính, thủy thủ trong quân đội Pháp. Tuy nhiên Nguyễn Ái Quốc có
đầy đủ kinh nghiệm để hiểu rằng việc trao bản yêu sách cho bọn đế quốc khó
lòng đạt được kết quả gì. Những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư bản
trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc.
Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào
lực lượng của bản thân mình.
Hoạt động chính trị của Nguyễn Ái Quốc gây cảm tình sâu sắc với người
Việt Nam yêu nước nhưng bị bọn thực dân thù ghét, rình mò, nói xấu, tẩy chay,
mua chuộc, dọa dẫm. Dù đời sống nghèo nàn lại rầy rà về chính trị, Người vẫn
không hề nao núng, vẫn hăng say hoạt động với lịch trình liên tục. Thường
thường, Nguyễn Ái Quốc chỉ làm việc nửa ngày để kiếm tiền, thời gian còn lại
dành để đến thư viện, dự các buổi chính trị, mít tinh. “Hầu hết các buổi mít tinh
này, ông đều phát biểu ý kiến. Vì ông là người ngoại quốc độc nhất trong những
nơi này và vì ông có vẻ dễ yêu mến nên thính giả thích nghe ông. Ông Nguyễn
khéo lái những vấn đề thảo luận sang vấn đề thuộc địa, đặc biệt là Việt Nam”.
“Trong những buổi thảo luận cả đến những khi cực lực công kích bọn thực dân,
ông luôn luôn bình tĩnh, luôn luôn đúng mực. Không bao giờ có một thái độ cáu
2
kỉnh hoặc một lời quá đáng. Ông cố gắng học hỏi để hiểu biết các vấn đề” . Tuy
nhiên, lúc này, về lý luận, Nguyễn Ái Quốc vẫn đang nỗ lực lựa chọn, tìm kiếm
một hướng đi đúng đắn để giải phóng Tổ quốc.
Trong thời gian đó, phong trào cộng sản quốc tế đã và đang có những thay
đổi lớn lao. Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời, có ảnh hưởng
lớn đến phong trào cách mạng thế giới. Năm 1920, cuộc đấu tranh giữa hai con
đường diễn ra quyết liệt trong nhiều đảng công nhân và ngay trong Đảng Xã hội
Pháp: tiếp tục theo Quốc tế II tức là tiếp tục con đường cải lương hay đi theo
Quốc tế III, con đường cách mạng. Những cuộc thảo luận sôi nổi trong Đảng Xã
hội Pháp về lý luận cách mạng, về Quốc tế II và Quốc tế III chưa thể giúp
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn được học thuyết mà mình cần tiếp nhận: “Tôi dự rất
đều các cuộc họp một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú nghe những người
phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi
hăng như vậy? Với Quốc tế thứ hai, hoặc thứ hai rưỡi, hay là thứ ba, thì người ta
cũng đều làm được cách mạng cả, sao lại phải cãi nhau? Và còn Quốc tế I nữa,
__________
1. E. Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2000, tr.71.
2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr.37.
539