Page 543 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 543
1
hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” . Từ ngày có Luận cương của
Lênin hoàn toàn soi sáng cùng với sự giúp đỡ của các đồng chí Mácxen Casanh,
Vayăng Cutuyariê, Môngmútxô, trong các cuộc họp chi bộ Nguyễn Ái Quốc
không còn “chỉ ngồi nghe người ta nói”, “cảm thấy người nào cũng có lý cả”,
2
“không phân biệt được ai đúng ai sai” mà đã tham gia thảo luận sôi nổi, tiến
công mạnh mẽ. Dù chưa biết đủ tiếng Pháp để nói hết ý nghĩ, Nguyễn Ái Quốc
vẫn đập mạnh những lời lẽ chống lại Lênin, chống lại Quốc tế thứ ba và còn đến
cả những chi bộ khác để bênh vực lập trường của mình.
Niềm tin của Nguyễn Ái Quốc ở lý luận của Lênin về cách mạng giải phóng
các dân tộc thuộc địa và lập trường đúng đắn của Quốc tế Cộng sản là cơ sở để
Người xác định thái độ ủng hộ việc gia nhập Quốc tế Cộng sản tại Đại hội Tua
tháng 12/1920, đây cũng là sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái
Quốc tham dự Đại hội với tư cách là đại biểu chính thức, duy nhất của các nước
thuộc địa Đông Dương và đã có bài phát biểu lên án sự tàn bạo của chủ nghĩa
thực dân Pháp, gây chú ý tại phiên họp chiều ngày 26/12/1920. Người lên án chủ
nghĩa đế quốc Pháp vì lợi ích đã dùng lưỡi lê chinh phục Đông Dương và trong
suốt thế kỷ qua nhân dân Đông Dương không những bị áp bức và bóc lột một
cách nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Người đề nghị
Đảng Xã hội phải có hành động thiết thực để ủng hộ người bản xứ bị áp bức, đánh
giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa và kết thúc bài phát biểu được Đại
hội nhiệt liệt hoan nghênh bằng lời kêu gọi tha thiết: “Nhân danh toàn thể loài
người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi
3
kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi” . Đồng chí Jacques Duclos, một nhân
vật quan trọng của Đảng Cộng sản Pháp viết trong Hồi ký: “Nhờ có động cơ yêu
nước thiết tha người thanh niên ấy đã ngang nhiên nói lên những điều mình nghĩ,
4
không ngại mất lòng ai” . Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế
III. Từ phút ấy, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản. Là một trong những
người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đồng thời cũng là người
cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Đó là một sự kiện chính trị vô cùng quan
trọng trong đời hoạt động cách mạng của Người. Theo Jacques Duclos, “người
thanh niên yêu nước thiết tha này hẳn có hy vọng tràn trề vào sự giúp đỡ quốc tế,
vào tình nghĩa của tất cả những người đang làm cách mạng khắp hoàn cầu -
5
những người này với bổn phận quốc tế sẽ giúp đỡ những dân tộc bị trị vùng lên” .
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 2, tr. 219
2. https://baotanghochiminh.vn/con-duong-dan-toi-den-chu-nghia-lenin.htm.
3. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr.85.
4. Thu Trang, Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923), Sđd, tr.139.
5. Thu Trang, Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923), Nxb Thông tin lý luận, 1989, tr.141.
541