Page 544 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 544
Khi Rose, người ghi biên bản tốc ký Đại hội hỏi tại sao lại ủng hộ Quốc tế III,
Nguyễn Ái Quốc trả lời: “Tôi hiểu rõ một điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề
giải phóng thuộc địa... Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất
1
cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu” . 40 năm sau nhìn lại
sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cá nhân tôi, từ lúc đầu nhờ được học
tập truyền thống anh hùng cách mạng oanh liệt và được rèn luyện trong thực tế
đấu tranh anh dũng của công nhân và của Đảng Cộng sản Pháp mà tôi đã tìm thấy
chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã từ một người yêu nước tiến bộ trở thành một
2
chiến sĩ xã hội chủ nghĩa” .
Lựa chọn tin theo Lênin, bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, trở thành người
chiến sĩ cộng sản quốc tế, từ đây Nguyễn Ái Quốc tiếp tục nghiên cứu, truyền bá
và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin - “cẩm nang” thần kỳ, kim chỉ nam,
mặt trời soi sáng con đường các dân tộc thuộc địa đi với thắng lợi cuối cùng -
vào phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam và phong trào cộng sản, công nhân
thế giới. Đại hội kết thúc, trở về với nghề rửa ảnh, với thư viện, với những buổi
mít tinh, vẫn suốt ngày nghĩ đến Tổ quốc và suốt đêm mơ đến Tổ quốc mình
nhưng lúc này tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc đã có sự thay đổi mang tính chất
bước ngoặt. Từ một thanh niên yêu nước với tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Ái Quốc
trở thành người cộng sản quốc tế mang lý tưởng giải phóng dân tộc và lý tưởng
đoàn kết vô sản quốc tế trong một mặt trận chung để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Ông Hà Huy Giáp, nguyên Phó ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương,
nguyên Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã viết về sự gắn bó cao đẹp
này: “Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã nêu kiểu mẫu tuyệt đẹp của mối
quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng,
không mảy may gợn một chút màu sắc vị kỷ dân tộc, sô vanh, kỳ thị. Đó cũng là
kiểu mẫu của một người cộng sản có lòng yêu nước chân chính triệt để bao
nhiêu thì càng giàu tinh thần quốc tế vô sản bấy nhiêu, và ngược lại người cộng
sản càng giàu tinh thần quốc tế vô sản bao nhiêu thì càng yêu nước mình, yêu
dân tộc mình tha thiết bấy nhiêu. Hai tình yêu đó kết hợp chặt chẽ, nhuần
nhuyễn đến mức hài hòa tự nhiên như là một điều gì thuộc về bản năng, bản chất
3
con người Chủ tịch Hồ Chí Minh” ./.
__________
1. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Văn học, Hà Nội,
1969, tr45-46
2. Đỗ Hoàng Linh: Hành trình 79 mùa xuân (1890-1969), Nxb Hồng Bàng, tr.39.
3. Thu Trang, Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923), nxb Thông tin lý luận, 1989, tr294
542