Page 542 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 542
1
người ta đã làm gì với nó rồi?” . Sau này, tại Hà Nội, trong buổi nói chuyện với
nữ văn sĩ I. Xten, người Đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại: “Năm 1919, lúc ở
Pháp, tôi chưa biết một tí gì về lý luận cách mạng cả. Lúc đó tôi là một người
Việt Nam yêu nước, có nghĩa là một người chống thực dân đầy nhiệt tình - chỉ
có thế thôi. Tôi có quan hệ với các công đoàn Pháp và gia nhập Đảng Xã hội
Pháp nhưng đối với tôi, toàn bộ lịch sử Quốc tế II và Quốc tế III là cả một
chuyện rắc rối”. Tuy nhiên, điều Nguyễn Ái Quốc muốn biết hơn cả là Quốc tế
nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa lại không được thảo luận. Khi nêu
câu hỏi quan trọng nhất này, Người được trả lời: đó là Quốc tế III và một đồng
chí đã đưa Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về các vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Văn kiện trình bày
rõ hướng đi và biện pháp lãnh đạo của Đảng Cộng sản đưa sự nghiệp đấu tranh
của các dân tộc thuộc địa đi đến thắng lợi hoàn toàn. Lênin cho rằng: “Điều
quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa là phải làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân
tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng
chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy
mới bảo đảm việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì
2
không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng” . Đồng
thời, Lênin cũng nêu lên những nhiệm vụ quan trọng của các đảng cộng sản là
phải trực tiếp ủng hộ phong trào cách mạng của các dân tộc thuộc địa: giai cấp
công nhân ở nước tư bản đang thống trị dân tộc chậm tiến trước tiên có nhiệm
vụ ủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng các dân tộc ấy; phải đặc biệt ủng
hộ phong trào nông dân ở các nước chậm tiến chống bọn địa chủ, chống chế độ
chiếm hữu nhiều ruộng đất, chống chế độ phong kiến, phải liên minh chặt chẽ
nhất giữa tất cả các phong trào giải phóng dân tộc với nước Nga Xôviết. Những
luận điểm cách mạng của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã giải đáp
những vấn đề cơ bản và chỉ dẫn hướng phát triển của sự nghiệp cứu nước, giải
phóng dân tộc. “Trong luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu, nhưng
cứ đọc đi đọc lại nhiều lần”, Nguyễn Ái Quốc “cuối cùng cũng hiểu được phần
3
chính” . Nguyễn Ái Quốc đã nhận biết được tổ chức chính trị cần tham gia là
Quốc tế III do Lênin sáng lập và lãnh đạo thực sự giúp đỡ các dân tộc bị áp bức
đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập tự do. Nói về thời điểm lịch sử
xúc động ấy, Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn
khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên… Từ đó, tôi
__________
1. https://baotanghochiminh.vn/con-duong-dan-toi-den-chu-nghia-lenin.htm.
2. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t. 41, tr. 199.
3. https://baotanghochiminh.vn/con-duong-dan-toi-den-chu-nghia-lenin.htm.
540