Page 562 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 562

Nguyễn Tất Thành tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Bội
                      Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám nhưng không hoàn toàn tán thành
                      cách làm của các cụ, bởi anh cho rằng con đường cứu nước của các cụ không

                      còn phù hợp với thời đại và thực tiễn Việt Nam. Theo Người, “Cụ Phan Bội
                      Châu sang Nhật, sau sang Trung Quốc. Ở nước ngoài, Cụ kêu gọi nhân dân Việt
                      Nam làm cách mạng… Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp.
                                                                                                     1
                      Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì đưa hổ cửa trước, rước beo của sau” . “Cụ
                      Phan Châu Trinh mở trường học, bí mật truyền bá chủ nghĩa yêu nước… Cụ chỉ
                      yêu  cầu  người  Pháp  thực  hiện  cải  lương,  chẳng  khác  gì  xin  giặc  rủ  lòng
                               2
                      thương” . “Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống
                                                                                                   3
                      Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì Cụ còn nặng cốt cách phong kiến” . Chính
                      vì  vậy,  khác với  các  bậc tiền bối  đang ngoảnh nhìn  về phương  Đông với  sự
                      ngưỡng mộ “người anh cả da vàng Nhật Bản”, một đế quốc mới ở châu Á đã
                      chiến thắng nước Nga Sa Hoàng năm 1905, hay ngưỡng vọng bác sĩ Tôn Dật
                      Tiên (Tôn Trung Sơn) với chủ nghĩa Tam dân nổi tiếng và cách mạng Tân Hợi

                      năm 1911 ở Trung Quốc thì chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết định
                      tìm đường sang phương Tây. Trước tiên, Người đến nước Pháp - nơi sản sinh ra
                      những tuyên ngôn đẹp đẽ “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” đã từng làm rung động
                      lòng mình khi còn ở tuổi thiếu niên. Nguyễn Tất Thành muốn đến tận nơi sinh ra
                      những lý tưởng tốt đẹp đó để tìm hiểu xem làm sao người Pháp có được Tự do -
                      Bình đẳng - Bác ái… Nguyễn Tất Thành đã quyết định chọn phương Tây chứ
                      không phải sang phương Đông với mong muốn: “Tôi muốn ra nước ngoài, xem
                      nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp
                      đồng bào ta”.
                            Với ý định đó, sau khi rời Huế vào Phan Thiết dạy học một thời gian, đầu

                      năm 1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn xin vào Trường Bách nghệ. Ít lâu sau,
                      với cái tên Văn Ba, Người xin làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin.
                      Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc thân yêu ra đi. Khi rời bến cảng
                      Nhà Rồng tìm đường cứu nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ nung
                      nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi,
                      đấy là tất cả những gì tôi muốn, đấy là tất cả những gì tôi hiểu”. Hành trang của
                      Người mang theo không có gì ngoài lòng yêu nước, đôi bàn tay lao động và khát
                      vọng giải phóng dân tộc.


                            3. Quyết định lựa chọn đem sức ta mà giải phóng cho ta, không trông
                      chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài
                      __________
                              1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Chính trị quốc
                      gia, Hà Nội, 2005, tr.13-14.
                              2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr.13-14.
                              3. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr.13-14.


                                                               560
   557   558   559   560   561   562   563   564   565   566   567