Page 563 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 563

Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở châu
                      Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, đến nhiều nước đế quốc và tiếp xúc với nhiều
                      dân tộc thuộc địa. Ngày 6/7/1911, Nguyễn Tất Thành cập cảng Mácxây - thành

                      phố cảng bậc nhất nước Pháp. Những ngày đầu tiên đặt chân lên nước Pháp,
                      thấy nhiều phụ nữ nghèo khổ, anh đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao người Pháp không
                      khai hóa đồng bào của họ trước khi khai hóa chúng ta”. Làm thuê trên chiếc tàu
                      đi vòng quanh châu Phi, tận mắt chứng kiến những cảnh khổ cực chết chóc của
                      người da đen dưới roi vọt của bọn thực dân, Nguyễn Tất Thành nghĩ: đối với
                      bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không
                      đáng một xu. Giữa tháng 12/1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, Người dành
                      một phần thời gian để lao động kiếm sống, còn phần lớn thời gian cho học tập,
                      nghiên cứu cách mạng tư sản Mỹ năm 1776. Khi thăm bức tượng Nữ thần Tự do,
                      Nguyễn Tất Thành không để ý đến vầng hào quang quanh đầu tượng mà xúc
                      động trước cảnh nô lệ da đen đang bị những tên thực dân cưỡng bức, đàn áp dã
                      man dưới chân tượng. Trong suốt quãng thời gian bôn ba khắp nơi từ châu Á

                      đến châu Phi, Nguyễn Tất Thành đã sống và lao động với nhân dân thuộc đủ các
                      màu da, anh đã làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống và để học hỏi từ làm
                      đầu bếp, người cào tuyết, thợ đốt lò, thợ chụp ảnh,… Đắm mình trong cuộc sống
                      lao động, anh không chỉ chứng kiến nỗi khổ cực của người dân thuộc địa mà anh
                      còn thấy được sức mạnh tiềm tàng và khát vọng cháy bỏng muốn giành tự do,
                      độc lập toát lên từ những con người ấy. Trong những năm tháng hoạt động thực
                      tiễn đó, Nguyễn Tất Thành đã rút ra những kết luận có tính chất nền tảng đầu
                      tiên: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao
                      động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề và “dù màu da có khác nhau, trên đời chỉ
                      có hai giống người, giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”, nhưng đằng

                      sau sự phục tùng tiêu cực thì những con người khổ cực ở xứ thuộc địa ấy đang
                      “giấu một cái gì đang sục sôi, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm thì
                      thời cơ đến”. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến.
                      Người khẳng định: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ
                      nghĩa  xã  hội  chỉ  còn  phải  làm  cái  việc  là  gieo  hạt  giống  của  công  cuộc  giải
                                       1
                      phóng nữa thôi” .
                            Khoảng giữa năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp. Ở đây, anh
                      cùng một số người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp lập ra Hội những người An
                      Nam yêu nước, nhằm đưa phong trào yêu nước của Việt kiều ở Pháp đi theo
                      hướng tích cực. Để thâm nhập hơn nữa vào thực tiễn đời sống của giai cấp công
                      nhân và phong trào công nhân, đầu năm 1919, anh gia nhập Đảng Xã hội Pháp,
                      một đảng tiến bộ của giai cấp công nhân Pháp lúc đó thường lên tiếng ủng hộ và

                      bảo vệ các nước thuộc địa. Ngày 18/6/1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc thay mặt
                      __________
                              1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 40.


                                                               561
   558   559   560   561   562   563   564   565   566   567   568