Page 564 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 564

Hội những người An Nam yêu nước ở Pháp, anh gửi tới Hội nghị Vécxây bản
                      Yêu sách của nhân dân An Nam gồm tám điểm đòi quyền tự do, bình đẳng cho
                      dân tộc Việt Nam. Tổng thống Mỹ Uynxơn, tác giả của chương tình 14 điểm với

                      chiêu bài dân tộc tự quyết cũng có mặt  tại Hội nghị.  Nhưng những yêu sách
                      khiêm tốn của Người đã không được đáp ứng. Sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái
                      Quốc hiểu ra rằng: “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn”. Những lời
                      tuyên bố về tự do, dân chủ của nhà chính trị tư sản trong lúc chiến tranh xảy ra
                      chỉ là những lời đường mật  để bịp bợm các dân tộc. Do đó, muốn được giải
                      phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng bản
                      thân mình.
                            Như vậy, khác hẳn so với những nhà yêu nước đương thời như Phan Bội
                      Châu,  Phan  Châu  Trinh  chỉ  coi  lực  lượng  cách  mạng  là  những  tầm  lớp  trên,
                      những thanh niên trí thức và trông cậy vào sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài
                      để giải phóng dân tộc thì Nguyễn Ái Quốc bằng những năm tháng lao động và
                      hoạt động thực tiễn đã nhận ra sức mạnh tiềm ẩn to lớn, lực lượng cách mạng

                      đông đảo từ chính những người lao động nghèo khổ và Người khẳng định không
                      thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài mà: “Công cuộc giải phóng anh em
                      chỉ có thể thực hiện được bằng nỗ lực của bản thân anh em, đem sức ta mà giải
                      phóng cho ta”. Lịch sử đã chứng minh những quyết định trên của Nguyễn Ái
                      Quốc - Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo.

                            4. Quyết định đi theo Quốc tế Cộng sản, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin,
                      tìm thấy con đường cứu nước mới - con đường cách mạng vô sản

                            Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, mở ra thời đại mới,
                      thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới,
                      mở đường cho phong trào giải phóng dân tộc, nhất là các dân tộc thuộc địa. Khi
                      biết đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc rất ngưỡng mộ

                      cuộc cách mạng đó và kính phục Lênin. Đối với Người, cuộc cách mạng đó có
                      sức lan tỏa rộng rãi và có sức hút kỳ diệu: “Từ những người nông dân An Nam
                      đến người dân săn bắn trong các rừng Đahômây, cũng đã thầm nghe nói rằng ở
                      một góc trời xa xăm có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn chủ bóc lột họ và hiện
                      đang tự quản lấy đất nước mình mà không cần tới bọn địa chủ và bọn toàn quyền.
                      Họ cũng đã nghe nói rằng nước đó là nước Nga, rằng có những người dũng cảm,
                      mà người dũng cảm nhất là Lênin. Chỉ như thế cũng đủ làm cho họ ngưỡng mộ
                                                                                             1
                      sâu sắc và đầy nhiệt tình đối với nước đó và lãnh tụ của nước đó” . Thành công
                      của Cách mạng Tháng Mười đã làm lung lay chủ nghĩa cải lương trong Quốc tế
                      thứ hai, dẫn tới sự ra đời của Quốc tế thứ ba - Quốc tế Cộng sản, đội tiên phong
                      cách mạng của giai cấp công nhân và dân tộc bị áp bức toàn thế giới do Lênin

                      __________
                              1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 256.


                                                               562
   559   560   561   562   563   564   565   566   567   568   569