Page 575 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 575

cho các công dân.
                            Mặc dù học thuyết của các tác giả có những hạn chế nhất định thuộc về

                      thời đại lịch sử, tính duy tâm chủ quan trong việc giải thích nguồn gốc nhà nước
                      và pháp luật, nhưng tư tưởng của các ông đã tạo nên sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ
                      trong thời kỳ cách mạng Pháp, và nhiều quan điểm đã được thể hiện trong bản
                      Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền Pháp (1791), trong bản Tuyên ngôn độc
                      lập Hoa Kỳ (1776) nổi tiếng đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc đến việc xây dựng

                      nhà nước pháp quyền hiện nay. Kể từ Montesquieu và Rousseau, hàng loạt nhà
                      nước dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật đã được hình thành trong đời
                      sống chính trị phương Tây và nhân loại.

                            2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã

                      hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

                            Trong khoảng thời gian ở Pháp, bên cạnh cuộc sống mưu sinh, Nguyễn Ái
                      Quốc luôn dành thời gian lên thư viện tìm đọc, nghiên cứu sách, báo, các tác
                      phẩm khoa học, tiến bộ. Trong số rất nhiều tài liệu Người tiếp cận trên thư viện
                      tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đặc biệt chú ý và quan tâm tới hai tác phẩm Bàn về
                      tinh thần pháp luật của Montesquieu và Khế ước xã hội của Rousseau. Người đã
                      nhìn thấy những điểm cần thiết, tương đồng có thể vận dụng vào xây dựng Nhà

                      nước phù hợp với khát vọng của toàn dân Việt Nam.
                            Nỗ lực đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn
                      nhìn  thấy  điểm  tiến bộ  trong  tư  tưởng  của  các  nhà  khai  sáng  nền  dân  chủ  ở
                      phương Tây và trên chính đất Pháp. Khi cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp

                      của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi, Người đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt
                      những giá trị lý luận phù hợp trong hai tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật, Khế
                      ước xã hội để xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
                      do  dân,  vì  dân; thiết  lập  một  nền  pháp lý  dân chủ  mạnh  mẽ,  khoa học,  cách
                      mạng ở Việt Nam - quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á thực hiện trao
                      quyền làm chủ về tay nhân dân.

                            Thứ nhất, xây dựng nhà nước do dân là chủ và dân làm chủ
                            Kế  thừa  và  phát  triển  quan  điểm  của  hai  nhà  tư  tưởng,  chính  trị  Pháp
                      Montesquieu và Rousseau, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã xác định cụ thể và
                      mở rộng khái niệm “dân” trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong
                      mối quan hệ với Nhà nước, “dân” được Hồ Chí Minh định nghĩa là tất cả đồng

                      bào ta, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi, ngành nghề, tôn giáo,… trừ
                      bọn bán nước hại dân. Và đã là “dân” của nước Việt Nam thì được là chủ và làm
                      chủ trong Nhà nước.
                            Dân là chủ, nghĩa là xác định vị trí của người dân trong Nhà nước. Nhà



                                                               573
   570   571   572   573   574   575   576   577   578   579   580