Page 577 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 577

trong Điều thứ 30, Hiến pháp năm 1946.
                            Nhà nước do dân lập nên, thì nhân dân cũng phải có trách nhiệm bảo vệ
                      vun vén và xây dựng nhà nước trong thời chiến cũng như trong thời bình. Đây là

                      trách nhiệm của toàn dân. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc
                      xây dựng ý thức tự giác của mỗi người dân, mỗi người dân phải có trách nhiệm
                      đóng góp trí tuệ, sức lực, vật lực để xây dựng nhà nước.
                            Thứ hai, xây dựng nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật
                            Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không dùng khái niệm nhà nước pháp
                      quyền xã hội chủ nghĩa, nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được thể
                      hiện trong các bài nói, bài viết và ngay trong hoạt động thực tiễn sáng lập và
                      trực tiếp xây dựng nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Người. Với Hồ
                      Chí Minh, pháp luật là “thượng tôn”, không có cá nhân, tổ chức đứng ngoài và
                      đứng trên pháp luật. Từ năm 1919, Nguời đã quan tâm tới đấu tranh xây dựng
                      một nhà nước quản lý bằng pháp luật. Đại diện những người An Nam yêu nước,
                      Người ký tên Nguyễn Ái Quốc vào bản Yêu sách của nhân dân An Nam, trực

                      tiếp yêu cầu chính quyền thực dân thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng thực hiện chế
                      độ ban hành đạo luật. Theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”, sau ngày nước Việt
                      Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới,
                      Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách, trong đó Chính phủ mới
                      phải thực hiện thiết lập nền dân chủ thông qua bầu cử và Hiến pháp. Bên cạnh
                      đó, trong muôn vàn khó khăn của chính quyền mới, ngày 20/9/1945, dù Quốc
                      hội (Nghị viện nhân dân) chưa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã
                      thành lập Ban dự thảo Hiến pháp. Theo Hồ Chí Minh, một nhà nước pháp quyền
                      thì pháp luật phải có hiệu lực trong thực tế. Khi luật được ban hành, Nhà nước
                      phải tổ chức triển khai phổ biến cho toàn dân học tập để cuối cùng làm cho mọi

                      người dân hiểu, thực hiện. Đây là nhiệm vụ không kém phần khó khăn, nhằm
                      đưa pháp luật vào cuộc sống. Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cán
                      bộ, công chức nhà nước phải gương mẫu chấp hành pháp luật để cho pháp luật
                      đi vào đời sống.
                            Thứ ba, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và trong
                      sạch, vững mạnh
                            Trong tác phẩm Khế ước xã hội, Rousseau khẳng định nhân dân là chủ thể
                      tối cao của quyền lực nhà nước. Nhà nước chỉ là người đại diện và quyền lực
                      nhà nước có được là do người dân ủy quyền. Trong tác phẩm Tinh thần pháp
                      luật,  Montesquieu  xây  dựng  học  thuyết  “Tam  quyền  phân  lập”  với  ý  nghĩa
                      quyền lực nhà nước được chia thành ba nhánh: lập pháp, hành pháp, tư pháp; ba
                      cơ quan này hoạt động độc lập, đối trọng, kiểm soát lẫn nhau. Quan điểm của

                      Rousseau đề cao quyền lực của nhân dân, nhưng ông chưa làm sáng tỏ nhân dân
                      là ai, thuộc tầng lớp xã hội nào. Quan điểm của Montesquieu có ưu điểm là tránh
                      được tình trạng lạm quyền, lộng quyền, nhưng hạn chế của mô hình “tam quyền


                                                               575
   572   573   574   575   576   577   578   579   580   581   582