Page 576 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 576
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945, người dân được đứng ở vị
trí là chủ nhân của đất nước, tất cả quyền lực của nhà nước và xã hội đều nằm
trong tay nhân dân, nhân dân lập nên nhà nước và quyết định mọi vấn đề của
nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh : “nhân dân là ông chủ nắm chính
1
quyền” . Không chỉ nói, vị trí “ông chủ” của nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí
Minh hiểu sâu sắc và Người yêu cầu hợp thức hóa trong văn bản pháp lý cao
nhất của nhà nước - Hiến pháp, ngay sau khi Việt Nam đấu tranh giành chính
quyền thắng lợi. Trong Hiến pháp năm 1946 do Người là Chủ tịch uỷ ban soạn
thảo Hiến pháp, tại điều thứ nhất của Chương 1 đã quy định rất rõ ràng vị trí dân
chủ của người dân. Cũng tại Hiến pháp năm 1946, Điều 20 đề cập tới “quyền
phúc quyết”, là biểu hiện cao nhất của các quyền dân chủ trực tiếp; ghi nhận
quyền này bằng Hiến pháp, pháp luật là biểu hiện cao nhất của dân chủ và pháp
quyền. Vì vậy, có thể gọi Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp mẫu mực thực hiện
chế độ dân chủ nhân dân, không thua kém các nước có lịch sử xây dựng nền dân
chủ lâu đời trên thế giới.
Quyền lực thuộc về nhân dân thể hiện thông qua mối quan hệ giữa nhân
dân với cán bộ, công chức. Trong đó, Hồ Chí Minh quan niệm nhân dân là chủ;
cán bộ, công chức là đầy tớ của nhân dân. Theo Người, xây dựng Nhà nước
không chỉ chú trọng xây hoàn thiện luật pháp mà Người còn rất đề cao văn hóa,
đạo đức, văn hóa chính trị. Văn hóa chính trị có thể được quy định trong luật
pháp và cần được thực hiện bằng giáo dục, tuyên truyền thông qua thái độ, trách
nhiệm của cán bộ, công chức - những người “đầy tớ”, “công bộc” của nhân dân.
Trong mối quan hệ với nhân dân, mọi cán bộ, công chức “từ Chủ tịch Chính phủ
2
cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ” đều phải có
trách nhiệm tận tụy phục vụ nhân dân. Về thái độ với nhân dân, trong 6 điều Bác
Hồ dạy Công an nhân dân, hay cũng chính là lời căn dặn chung với cán bộ, công
chức nhà nước là: “Đối với nhân dân phải: Kính trọng, lễ phép”.
Nếu như nhà nước dân là chủ khẳng định địa vị xã hội của người dân
trong nhà nước; thì nhà nước dân làm chủ, người dân thực hiện quyền và
nghĩa vụ với nhà nước. Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử, và quyền bãi miễn
các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, nếu các đại biểu đó, các cơ quan
nhà nước đó không còn phù hợp với nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân
dân. Trong Hiến pháp năm 1946 và năm 1959, quyền bầu cử, ứng cử, bãi
miễn của nhân dân được quy định cụ thể tại: Điều 18, Hiến pháp năm 1946;
Điều 5, Hiến pháp năm 1959. Theo Chủ tịch uỷ ban soạn thảo Hiến Pháp - Hồ
Chí Minh, quyền dân chủ trực tiếp thông qua kiểm tra, kiểm soát, giám sát,
phê bình của nhân dân với nhà nước và cán bộ, công chức, được thể hiện
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 8, tr. 263.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 122.
574