Page 574 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 574

chỉ nhằm thực hiện ý chí tối cao đó”. Nói cách khác đó là sự phân định, phân
                      công về chức năng, nhiệm vụ giữa các nhánh quyền lực để nhằm thực hiện tốt
                      nhất ý chí chung của nhân dân.

                            Thứ hai, tư tưởng về pháp luật - công cụ thực thi quyền lực trong nhà
                      nước pháp quyền
                            Trong nhà nước, pháp luật là công cụ cơ bản để bảo vệ quyền tự do, bình
                      đẳng cho con người, chống lại sự xâm phạm từ phía nhà nước và các công dân
                      khác.  Từ thời Hy Lạp cổ đại, trong tác phẩm Cộng hòa, Platon đã cảnh báo:
                      “Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của Nhà nước ở nơi nào mà pháp luật
                      không có hiệu lực và nằm dưới quyền của một ai đó. Còn ở nơi nào mà pháp
                      luật đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của pháp
                                                                                1
                      luật thì ở đó tôi thấy có sự cứu thoát của nhà nước” . Để pháp luật phát huy
                      được vai trò to lớn trong việc quản lý xã hội, theo Rousseau, việc xây dựng pháp
                      luật phải có sự tham gia trực tiếp của nhân dân bởi “dân chúng tuân theo luật
                      phải là người làm ra luật”. Luật pháp cần phải xác lập được địa vị bình đẳng

                      “không ai được đứng trên luật, kể cả vị nguyên thủ vì ông ta chỉ là một thành
                      viên của nhà nước, do nhân dân trao quyền”.
                            Còn Montesquieu cho rằng pháp luật cần phải phù hợp với bản chất của
                      mỗi chính thể, điều kiện vật chất (khí hậu, đất đai), điều kiện tinh thần (phong
                      tục, tập quán, tâm linh, tôn giáo) và điều kiện kinh tế - xã hội (kinh tế, thương
                      mại, dân số) và cách soạn thảo luật cần phải ngắn gọn, rõ ràng, giản dị; luật pháp
                      phải trong sáng và người lập pháp phải vô tư để không ghi tham vọng của mình
                      vào tác phẩm luật.
                            Thứ ba, tư tưởng về công dân - chủ thể nắm quyền lực trong nhà nước
                      pháp quyền

                            Trong nền cộng hòa, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, số đông
                      đứng ra cai trị: dân vừa là vua, vừa là thần dân, có quyền và nghĩa vụ công dân.
                      Song, để giúp dân chúng thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình thì cần phải
                      thông tin đầy đủ cho dân chúng. Công dân cũng cần có đạo đức chính trị, có tinh
                      thần thượng tôn pháp luật, có lòng yêu mến sự bình đẳng, yêu mến dân chủ, bởi
                      khi ấy người ta chỉ có một tham vọng duy nhất là được giúp ích Tổ quốc nhiều
                      hơn, hạn chế ước vọng thu vén riêng cho gia đình, khuyến khích tình cảm ước
                      mong cho Tổ quốc giàu có, thừa thãi…
                            Mặc dù không trực tiếp đề cập đến thuật ngữ nhà nước pháp quyền, xong
                      với những quan điểm về phân quyền, luật pháp và dân chủ, các tác giả đã đặt
                      nền  tảng  cho  việc  thiết  kế  mô  hình  nhà  nước  pháp  quyền,  đề  cao  tinh  thần

                      thượng tôn pháp luật trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, đảm bảo tự do

                      __________
                            1.  Võ  Thái  Bình,  Tư  tưởng  pháp  quyền  -  Phát  hiện  vĩ  đại  của  nhân  loại,  theo  website
                      www.truongchinhtribentre.edu.vn, ngày 27/6/2017.


                                                               572
   569   570   571   572   573   574   575   576   577   578   579